Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm khi giải quyết khiếu nại được quy định như thế nào trong văn bản hiện hành?

Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm khi giải quyết khiếu nại được quy định như thế nào trong văn bản hiện hành? Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm khi giải quyết khiếu nại quy định ở đâu?

Nội dung chính

    Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm khi giải quyết khiếu nại được quy định như thế nào trong văn bản hiện hành?

    Theo Điều 39 Nghị định 124/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 10/12/2020) quy định về nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm như sau:

    - Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định tại các điều 40, 41 và 42 của Nghị định này. Hình thức xử lý kỷ luật bao gồm khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

    Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có vi phạm pháp luật khiếu nại nhưng chưa được quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

    - Người khiếu nại và những người có liên quan mà có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

    10