Quyền của người sử dụng đất đối với thửa đất liền kề được quy định ra sao theo Luật đất đai 2024?

Đối với thửa đất liền kề người sử dụng đất có quyền như thế nào? Người sử dụng đất có phải đăng ký biến động số dư khi thay đổi quyền đối với thửa đất liền kề không?

Nội dung chính

    Thửa đất được xác định dựa trên những gì?

    Theo khoản 42 Điều 3 Luật Đất đai 2024 thì thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới mô tả trên hồ sơ địa chính hoặc được xác định trên thực địa. Thửa đất cũng có thể là diện tích đất được mô tả thông qua những điểm chốt, đường ranh trên hồ sơ đã quản lý trước đó. Thửa đất thông thường được xác định dựa trên những thông tin như vị trí, mục đích sử dụng đất, số thửa đã ghi trên bản đồ.

    Việc xác định diện tích và đo đạc hình dáng, vị trí của thửa đất cần đảm bảo độ chính xác nhất nhằm đảm bảo việc quản lý, kinh doanh đất đai tránh xảy ra những tranh chấp về pháp lý.

    Quy định về quyền của người sử dụng đất đối với thửa đất liền kề như thế nào? 

    Căn cứ theo Điều 29 Luật Đất đai 2024 quy định quyền đối với thửa đất liền kề như sau:

    Quyền đối với thửa đất liền kề
    1. Quyền đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp nước, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; lắp đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
    2. Việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự; đồng thời phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 133 của Luật này đối với trường hợp quyền về lối đi; cấp nước, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác.

    Trong đó, người sử dụng đất có các quyền sử dụng đất nhất định đối với thửa đất liền kề

    - Quyền về lối đi;

    - Cấp nước, thoát nước;

    - Tưới nước, tiêu nước trong canh tác;

    - Cấp khí ga;

    - Lắp đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

    Quyền sử dụng đất đối với thửa đất liền kề

    Quyền sử dụng đất đối với thửa đất liền kề (Hình từ internet)

    Việc đăng ký biến động đối với thửa đất liền kề có cần thiết hay không?

    Quy định về việc đăng ký biến động được quy định tại khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 như sau:

    Đăng ký biến động
    1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
    a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng; chuyển nhượng dự án có sử dụng đất;
    b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
    c) Thay đổi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên giấy chứng nhận đã cấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
    d) Thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất;
    đ) Đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; đăng ký thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
    e) Chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này; trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 121 của Luật này mà người sử dụng đất có nhu cầu đăng ký biến động;
    g) Thay đổi thời hạn sử dụng đất;
    h) Thay đổi hình thức giao đất, cho thuê đất, nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Luật này;
    i) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi mô hình tổ chức hoặc sự thỏa thuận của các thành viên hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
    k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai; bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam về giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
    l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền đối với thửa đất liền kề;
    m) Thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;
    ...

    Như vậy, khi người sử dụng đất xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền đối với thửa đất liền kề thì phải thực hiện đăng ký biến động.

    15