Quy trình sửa sai số chứng minh nhân dân trên sổ bảo hiểm xã hội vào năm 2019 được quy định ra sao?

Quy trình sửa sai số chứng minh nhân dân trên sổ bảo hiểm xã hội vào năm 2019 được quy định ra sao, và các thủ tục cụ thể mà người dân cần thực hiện là gì?

Nội dung chính

    Quy trình sửa sai số chứng minh nhân dân trên sổ bảo hiểm xã hội vào năm 2019 được quy định ra sao?

    Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:

    2. Cấp lại sổ BHXH
    2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
    2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
    2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.

    Công văn 3835/BHXH-CST năm 2013 quy định:

    Để tránh tình trạng người lao động phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà và ảnh hưởng đến thời gian hưởng BHTN của người lao động, yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, đồng thời đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm không trả lại hồ sơ giải quyết BHTN khi không có sự trùng khớp số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú với sổ BHXH để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHTN.

    Như vậy, trong trường hợp số chứng minh thư nhân dân trên sổ BHXH không trùng khớp, có sai sót so với Giấy chứng minh của bạn thì đây không phải là trường hợp được cấp lại sổ bảo hiểm. Để điều chỉnh thông tin trong sổ bảo hiểm xã hội, bạn phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

    - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

    - Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).

    - Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

    13