Quy trình soạn thảo văn bản tại cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội

Quy trình soạn thảo văn bản tại cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Quy trình soạn thảo văn bản tại cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội

    Quy trình soạn thảo văn bản tại cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được quy định tại Mục 5 Hướng dẫn 48-HD/VPTW năm 2015, cụ thể như sau:

    Tùy thuộc vào nội dung, tính chất và mức độ quan trọng của văn bản cần soạn thảo để xác định các bước trong quy trình soạn thảo văn bản.

    - Đối với các văn bản mang tính chỉ đạo, hướng dẫn toàn hệ thống của các tổ chức chính trị - xã hội, quy trình soạn thảo thường bao gồm các bước sau đây:

    + Xác định kế hoạch soạn thảo văn bản, trong đó gồm: mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi áp dụng; tên gọi, nội dung văn bản; thời gian, tiến độ hoàn thành văn bản.

    + Thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin có liên quan đến văn bản soạn thảo.

    + Soạn thảo văn bản và tổ chức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản.

    + Chỉnh sửa, hoàn thiện văn bản và trình duyệt dự thảo văn bản (kèm tài liệu có liên quan).

    - Đối với các loại văn bản hành chính thông thường, công văn trao đổi sự vụ không cần thiết phải áp dụng quy trình soạn thảo trên.

    16