Quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc, thẩm quyền ký văn bản của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản
Nội dung chính
Quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc, thẩm quyền ký văn bản của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc, thẩm quyền ký văn bản của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản quy định tại Điều 4 Quyết định 238/QĐ-QLCL năm 2014 về Quy chế làm việc của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, cụ thể như sau:
1. Trách nhiệm giải quyết công việc của Cục trưởng:
a) Chỉ đạo, điều hành Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
b) Phân công cho các Phó Cục trưởng; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Cục giải quyết công việc thuộc thẩm quyền quản lý của Cục.
c) Chỉ đạo việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nhiệm vụ đã phân công, phân cấp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
d) Cục trưởng chịu trách nhiệm về các hoạt động của Cục trước Bộ trưởng và pháp luật về lĩnh vực quản lý của Cục.
2. Phạm vi giải quyết công việc của Cục trưởng:
a) Những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Quy chế làm việc của Bộ, các văn bản pháp luật liên quan và những nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Những công việc được Bộ trưởng giao, ủy quyền.
c) Những việc liên quan đến từ hai Phó Cục trưởng trở lên nhưng các Phó Cục trưởng có ý kiến khác nhau; trực tiếp giải quyết một số việc đã giao cho Phó Cục trưởng khi thấy cần thiết vì tính chất phức tạp, quan trọng, cấp bách của công việc.
d) Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của hệ thống; công tác tổ chức, cán bộ; tài chính; thanh tra và đầu tư.
3. Những công việc Cục trưởng tổ chức thảo luận tập thể trước khi quyết định:
a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của hệ thống;
b) Kế hoạch triển khai các chỉ thị, chủ trương, chính sách quan trọng của Bộ, Ban cán sự Đảng Bộ;
c) Chương trình công tác, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Cục;
d) Các chương trình, dự án trọng điểm; dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Cục chủ trì soạn thảo trước khi trình Bộ;
đ) Quản lý các nguồn vốn theo phân công, phân cấp của Bộ;
e) Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Cục theo quy định;
g) Cử cán bộ, nhân viên đi học tập, công tác nước ngoài trình Bộ quyết định.
h) Báo cáo tổng kết công tác hàng năm và kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Cục;
i) Những vấn đề khác mà Cục trưởng thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận.
Trường hợp đặc biệt, không có điều kiện tổ chức thảo luận tập thể, theo chỉ đạo của Cục trưởng, đơn vị được giao chủ trì công việc lấy ý kiến các Phó Cục trưởng và các đối tượng theo chỉ đạo của Cục trưởng, trình Cục trưởng quyết định.
4. Thẩm quyền ký văn bản của Cục trưởng:
a) Ký các văn bản được Bộ trưởng ủy quyền;
b) Ký tất cả các văn bản thuộc thẩm quyền của Cục;
c) Ký văn bản ủy quyền cho Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị, Chánh Văn phòng giải quyết một số công việc cụ thể trong thời gian xác định.
5. Khi Cục trưởng đi công tác vắng sẽ ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Cục trưởng thay mặt giải quyết công việc.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.