Công thức diện tích hình thang là gì? Cách tính diện tích hình thang
Nội dung chính
Công thức diện tích hình thang là gì? Cách tính diện tích hình thang
Hình thang là một loại hình tứ giác lồi thường gặp trong cả toán học lẫn trong cuộc sống thực tế. Hình thang sẽ có 2 cạnh đáy là 2 cạnh song song với nhau và 2 cạnh còn lại được gọi là 2 cạnh bên. Các loại hình thang phổ biến bao gồm hình thang thông thường, hình thang vuông và hình thang cân với các đặc điểm nổi bật sau:
Hình thang thông thường: Đây là loại hình thang mà cả bốn cạnh đều có thể có độ dài và góc khác nhau.
Hình thang vuông: Trong hình thang này, một trong hai góc giữa các cạnh không phải là các cạnh song song là một góc vuông. Tức là 90 độ.
Hình thang cân: Đây là loại hình thang mà hai cạnh không phải là các cạnh song song có chiều dài bằng nhau. Điều này đồng nghĩa với việc hai góc giữa các cạnh không phải là các cạnh song song cũng có giá trị bằng nhau.
Diện tích hình thang được hiểu là diện tích của mặt phẳng nằm bên trong 4 cạnh tạo nên hình thang mà chúng ta có thể nhìn thấy. Có rất nhiều loại hình thang mà bạn có thể bắt gặp trong các bài tập áp dụng công thức tính diện tích hình thang như hình thang vuông, thang cân, hình chữ nhật, hình bình hành…
Theo đó, công thức diện tích hình thang như sau:
Cụ thể, cách tính diện tích hình thang được tính dựa trên độ dài của hai cạnh đáy và chiều cao của hình thang.
S =[(a+b)*h]/2
Trong đó:
- S là diện tích của hình thang.
- a là độ dài của đáy lớn.
- b là độ dài của đáy nhỏ.
- h là chiều cao (khoảng cách vuông góc giữa hai cạnh đáy).
Công thức diện tích hình thang là gì? Cách tính diện tích hình thang (Ảnh từ Internet)
Việc đánh giá định kì học sinh trung học được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về việc đánh giá định kì học sinh trung học như sau:
(1) Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.
(2) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.
(3) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).
(4) Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.
(5) Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.