Quy định về quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước như thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Quy định về quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước như thế nào? Tiêu chí xác định vùng đất ngập nước quan trọng là gì?

Nội dung chính

Quy định về quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước như thế nào?

Quy định về quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước như thế nào? được căn cứ tại Điều 19 Luật Thủy sản 2017.

Theo đó, quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước được quy định như sau:

(1) Cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước có nguồn lợi thủy sản phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

(2) Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có trách nhiệm sau đây:

- Xây dựng nội dung về bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản trong kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước;

- Thực hiện chế độ quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Bố trí người có chuyên môn về thủy sản làm công tác quản lý nguồn lợi thủy sản;

- Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước;

- Báo cáo hằng năm hoặc đột xuất về công tác quản lý nguồn lợi thủy sản cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản.

(3) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước.

Quy định về quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước như thế nào?

Quy định về quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước như thế nào? (Hình từ Internet)

Các hoạt động khuyến khích trên vùng đất ngập nước là gì?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về các hoạt động khuyến khích trên vùng đất ngập nước

Như vậy, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cộng đồng dân cư đầu tư, tham gia vào các hoạt động sau đây:

- Bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và loài chim di cư tại vùng đất ngập nước.

- Phục hồi các vùng đất ngập nước quan trọng, các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên đã bị suy thoái hoặc bị khai thác quá mức; duy trì và phòng ngừa sự biến đổi các đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước.

- Giám sát các hoạt động trên vùng đất ngập nước quan trọng; phát hiện và thông báo kịp thời với cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng.

- Thực hiện mô hình sinh kế bền vững về môi trường, mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, các hoạt động du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật.

Tiêu chí xác định vùng đất ngập nước quan trọng là gì?

Tiêu chí xác định vùng đất ngập nước quan trọng được quy định tại Điều 8 Nghị định 66/2019/NĐ-CP như sau:

(1) Vùng đất ngập nước quan trọng là vùng đất ngập nước có diện tích từ 50 ha trở lên đối với đất ngập nước ven biển, ven đảo hoặc từ 5 ha trở lên đối với đất ngập nước nội địa, có chứa hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái;

- Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm hoặc của 1.000 cá thể chim nước, chim di cư trở lên hoặc nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của ít nhất một loài thủy sản có giá trị;

- Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, cân bằng sinh thái cho một vùng sinh thái của địa phương, liên tỉnh, quốc gia, quốc tế;

- Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa đối với địa phương, quốc gia, quốc tế.

(2) Vùng đất ngập nước quan trọng được phân cấp thành vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia và vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương.

(3) Vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia là vùng đất ngập nước quan trọng có diện tích từ 5.000 ha trở lên đối với đất ngập nước ven biển, ven đảo hoặc vùng có diện tích từ 300 ha trở lên đối với đất ngập nước nội địa và đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái liên tỉnh hoặc quốc gia;

- Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài đặc hữu hoặc 05 loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc của 10.000 cá thể chim nước, chim di cư trở lên;

- Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, cân bằng sinh thái của một vùng liên tỉnh hoặc quốc gia;

- Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa đối với quốc gia.

(4) Vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương là vùng đất ngập nước quan trọng thuộc địa bàn quản lý của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 66/2019/NĐ-CP, trừ các vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 66/2019/NĐ-CP.

saved-content
unsaved-content
22