Quy định những đối tượng nào không làm việc trong Quân đội nhưng sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự?

Quy định những đối tượng nào không làm việc trong Quân đội nhưng sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự? Tài sản của Quân đội là gì theo quy định?

Nội dung chính

    Quy định những đối tượng nào không làm việc trong Quân đội nhưng sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự?

    Những đối tượng không làm việc trong Quân đội nhưng sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được pháp luật quy định tại Tiểu mục 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA về thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự do Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Quốc phòng - Bộ Công an cùng ban hành như sau:

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh, những vụ án hình sự mà người phạm tội không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, nếu họ phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội, cụ thể là:

    - Bí mật quân sự là bí mật của Quân đội bí mật về an ninh quốc phòng được xác định là bí mật quân sự và được quy định trong các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

    - Gây thiệt hại cho Quân đội là gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của những người quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh hoặc tài sản của những người này được Quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ quân sự; gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội. Tài sản của Quân đội là tài sản do Quân đội quản lý, sử dụng, kể cả trường hợp Quân đội giao tài sản đó cho dân quân, tự vệ hoặc bất kỳ người nào khác quản lý, sử dụng để chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ quân sự. Cũng được coi là gây thiệt hại cho Quân đội trong trường hợp người đang bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do Quân đội quản lý mà lại tiếp tục phạm tội.

    Trên đây là nội dung trả lời về những đối tượng không làm việc trong Quân đội nhưng sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA.

    18