Quy định của pháp luật về cách thức rút khỏi Công ước La Haye 1993 như thế nào?

Cách thức rút khỏi Công ước La Haye 1993 là gì? Việc rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Quy định của pháp luật về cách thức rút khỏi Công ước La Haye 1993 như thế nào?

    Cách thức rút khỏi Công ước La Haye 1993 được quy định cụ thể tại Điều 47 Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế, theo đó:

    1. Bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước cũng có thể rút khỏi Công ước bằng cách gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan lưu chiểu.
    2. Việc rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau thời hạn 12 tháng kể từ khi cơ quan lưu chiểu nhận được thông báo đó. Nếu trong thông báo nêu rõ việc rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau một thời hạn dài hơn 12 tháng thì việc rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau khi chấm dứt thời hạn đó kể từ khi cơ quan lưu chiểu nhận được thông báo.

    Trên đây là tư vấn về cách thức rút khỏi Công ước La Haye 1993. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Công ước La Haye 1993.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    26
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ