Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 29/05/1993
Ngày có hiệu lực 01/02/2012
Loại văn bản Công ước
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Quyền dân sự

CÔNG ƯỚC

LA HAYE 1993 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC CON NUÔI QUỐC TẾ

Các quốc gia ký Công ước này,

Công nhận rằng để phát triển hài hoà và toàn diện nhân cách của mình, trẻ em cần phải được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông.

Nhắc lại rằng mỗi quốc gia cần phải ưu tiên tiến hành các biện pháp thích hợp để trẻ em có thể được chăm sóc trong gia đình gốc của mình.

Công nhận rằng vấn đề con nuôi quốc tế có thể có lợi thế là đem lại một gia đình lâu dài cho những trẻ em không tìm được một gia đình thích hợp tại Nước gốc của mình.

Tin tưởng vào sự cần thiết phải áp dụng những biện pháp nhằm bảo đảm để thực hiện việc nuôi con nuô quốc tế vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em và để ngăn chặn việc bắt cóc, bán hoặc buôn bán trẻ em.

Mong muốn thiết lập các quy định chung vì mục đích đó, có tính đến các nguyên tắc được công nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ngày 20111989 và Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, Chỉ dẫn đặc biệt về việc bảo trợ, nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài (Nghị quyết của Đại Hội đồng số 41/86 ngày 3121986).

Đã thoả thuận những điều khoản sau:

Chương I

PHẠM VI ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC

Điều 1

Những mục đích của Công ước này là:

a) Thiết lập những bảo đảm để việc nuôi con nuôi quốc tế diễn ra vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em được công nhận trong luật pháp quốc tế;

b) Thiết lập một hệ thống hợp tác giữa các Nước ký kết để những đảm bảo trên được tôn trọng và để ngăn ngừa việc bắt cóc, bán hoặc buôn bán trẻ em;

c) Đảm bảo tại các Nước ký kết sự công nhận việc nuôi con nuôi được tiến hành theo Công ước.

Điều 2

1. Công ước phải được áp dụng khi một trẻ em thường trú ở một Nước ký kết (Nước gốc) đã, đang hoặc sẽ được chuyển đến một Nước ký kết khác (Nước nhận) sau khi đã được một cặp vợ chồng hay một người thường trú ở Nước nhận nhận làm con nuôi tại Nước gốc, hoặc vì mục đích của việc nuôi con nuôi như vậy tại Nước nhận hay Nước gốc.

2. Công ước chỉ áp dụng đối với những trường hợp nuôi con nuôi tạo ra mối quan hệ cha mẹ và con lâu dài.

Điều 3

Công ước sẽ thôi không áp dụng nếu không có sự đồng ý nói tại mục c) Điều 17 trước khi trẻ em đến tuổi 18.

Chương II

NHỮNG YÊU CẦU VỚI VIỆC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ

Điều 4

Việc nuôi con nuôi trong phạm vi Công ước chỉ được thực hiện nếu các cơ quan có thẩm quyền của Nước gốc đã:

a) Xác định rằng trẻ em có thể được nhận làm con nuôi;

b) Xác nhận việc nuôi con nuôi quốc tế là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em sau khi đã xem xét kỹ lưỡng các khả năng chăm sóc các em tại Nước gốc.

c) Đảm bảo rằng:

1. Những cá nhân, tổ chức và các nhà chức trách mà việc nuôi con nuôi cần phải có sự đồng ý của họ đã được tham khảo ý kiến ở mức độ cần thiết và đã được thông báo kỹ lưỡng về những hệ quả mà sự đồng ý của họ có thể đem lại, đặc biệt là về việc vẫn giữ hay cắt đứt quan mối hệ pháp lý giữa trẻ em và gia đình gốc do việc nuôi con nuôi.

2. Những cá nhân, tổ chức và các nhà chức trách nói trên đã đồng ý một cách tự nguyện theo những hình thức do pháp luật đòi hỏi và những sự đồng ý này được thể hiện hoặc xác nhận bằng văn bản.

[...]