Quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện bảo quản, kiểm kê vật chứng như thế nào?

Việc bảo quản, kiểm kê vật chứng được tiến hành ra sao? Trường hợp xét thấy việc bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ không đảm bảo an toàn thì phải làm gì?

Nội dung chính

    Quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện bảo quản, kiểm kê vật chứng như thế nào?

    Việc bảo quản, kiểm kê vật chứng được quy định tại Điều 12 Thông tư 01/2017/TT-BTP về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự như sau:

    - Việc bảo quản, kiểm kê vật chứng, tài sản tạm giữ; trích xuất vật chứng thực hiện theo quy định tạiĐiều 12 Thông tư số 01/2016/TT-BTP. Vật chứng, tài sản tạm giữ là loại mau hỏng hoặc có thể bị trích xuất hoặc thuộc vụ việc đã có bản án, quyết định của Tòa án phải được bảo quản, sắp xếp ở vị trí thuận lợi, dễ dàng cho việc xử lý.

    - Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ giao cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân khác, nơi có vật chứng, tài sản tạm giữ bảo quản theo quy định, định kỳ hàng tháng, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm kiểm tra việc bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ. Việc kiểm tra vật chứng, tài sản phải được lập biên bản, ghi rõ giờ, ngày, tháng năm kiểm tra; tên, số lượng và tình trạng của từng loại vật chứng, tài sản, có chữ ký của kế toán, thủ kho và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và người được giao bảo quản.

    + Trường hợp xét thấy việc bảo quản vật chứng, tài sản tạm giữ không đảm bảo an toàn thì phải yêu cầu tổ chức hoặc cá nhân được giao (hoặc thuê) bảo quản có biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn hoặc xem xét, giao (hoặc thuê) tổ chức, cá nhân khác bảo quản.

    6