Quy định chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động ra sao?

Quy định chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động ra sao? Vận hành, điều khiển máy phát thanh số thì sao?

Nội dung chính

    Quy định chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động ra sao?

    Các công việc công chức, viên chức, người lao động làm được áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm mức 2, hệ số 0,2 được quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2010/TT-BTTTT hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:

    - Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát thanh công suất dưới 50KW, máy phát hình, máy phát sóng viba công suất dưới 5KW đặt trong hầm, nhà hầm.

    - Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh ở trung tâm kỹ thuật phát thanh, truyền hình (Điều hòa trung tâm).

    - Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát sóng FM, máy phát hình, truyền dẫn tín hiệu vệ tinh, máy phát sóng viba tại các vùng núi, biên giới, hải đảo.

    - Sửa chữa, bảo dưỡng cột anten, lắp đặt thiết bị thu phát tín hiệu, anten phát xạ trên cột anten ở độ cao 50m đến dưới 100m.

    - Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát điện có công suất trên 500KVA đến dưới 1000 KVA.

    - Vận hành, sửa chữa máy phát điện có công suất từ 200 KVA đến 500 KVA ở độ cao 1000m.

    - Đo đạc, kiểm tra tần số, công suất, chất lượng máy phát thanh, máy phát hình, máy tăng âm, tiêu chuẩn các thiết bị vô tuyến điện.

    - Vận hành, điều khiển máy phát thanh số có công suất dưới 15KW, máy phát hình số công suất dưới 5KW.

    Trên đây là nội dung quy định về các công việc công chức, viên chức, người lao động làm được áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm mức 2, hệ số 0,2. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 08/2010/TT-BTTTT.

    16