Quản lý thi công xây dựng công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng

Việc quản lý thi công xây dựng công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào? Nghiệm thu công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng được quy định như nào? Mong được hỗ trợ theo quy định mới nhất.

Nội dung chính

    Quản lý thi công xây dựng công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng

    Quản lý thi công xây dựng công trình trong Bộ Quốc phòng

    Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 174/2021/TT-BQP (Có hiệu lực từ 12/02/2022) quy định về việc quản lý thi công xây dựng công trình xây dựng trong Bộ Quốc phòng như sau:

    - Nội dung quản lý thi công xây dựng, bao gồm:

    + Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;

    + Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;

    + Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;

    + Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình;

    + Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công;

    + Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

    - Nội dung tại các điểm a, b, c, đ, đ và e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định từ Điều 10 đến Điều 27 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và Điều 12 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    Nghiệm thu công trình xây dựng do Bộ Quốc phòng quản lý

    Tại Điều 9 Thông tư 174/2021/TT-BQP (Có hiệu lực từ 12/02/2022) quy định về nghiệm thu công trình xây dựng do Bộ Quốc phòng quản lý như sau:

    - Nghiệm thu công trình xây dựng, bao gồm:

    + Nghiệm thu công việc xây dựng;

    + Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng;

    + Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.

    - Nội dung tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP .

    - Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP , cụ thể như sau:

    + Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản, trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có). Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;

    + Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP , chủ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản, trong đó phải nêu rõ về phần công trình được tổ chức nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được nghiệm thu; tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế đã được hoàn thành.

    - Trường hợp công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng có một số chỉ tiêu, thông số kỹ thuật chủ yếu không đáp ứng được yêu cầu thiết kế và không hoặc chưa đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hoặc nghiệm thu có điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP , việc xử lý được thực hiện như sau:

    + Chủ đầu tư cùng với các nhà thầu phải làm rõ các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu thiết kế; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định của hợp đồng xây dựng;

    + Việc đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong trường hợp này chỉ được xem xét đối với các công trình giao thông, công trình cung cấp tiện ích hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ lợi ích cộng đồng trên cơ sở xác định lại các thông số kỹ thuật, các điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng và được cơ quan chuyên môn về xây dựng cho ý kiến theo quy định của pháp luật có liên quan và phải được người quyết định đầu tư chấp thuận.

    - Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng và quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

     Trân trọng!

    16