Quân khu 2 gồm mấy tỉnh sau sáp nhập tỉnh, thành dự kiến?

Quân khu 2 gồm mấy tỉnh sau sáp nhập tỉnh, thành dự kiến? Khi nào sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm?

Nội dung chính

Quân khu 2 gồm mấy tỉnh sau sáp nhập tỉnh, thành dự kiến?

Quân khu được thành lập ngày 19/10/1946 (tiền thân là Chiến khu 10) có vị trí chiến lược rất quan trọng về quốc phòng - an ninh (QP-AN).

Quân khu 2 nằm ở phía Bắc và Tây Bắc Bắc bộ, địa bàn Quân khu bao gồm 9 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái với 84 huyện, thành, thị; 1.538 xã, phường, thị trấn; diện tích tự nhiên khoảng 65 nghìn km2.

Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có quy định số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo).

I- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập
[...]
3. Tỉnh Lai Châu.
4. Tỉnh Điện Biên.
5. Tỉnh Sơn La.
[...]

Theo đó, 03 tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên thuộc Quân khu 2 sẽ giữ nguyên không thực hiện sáp nhập tỉnh, thành.

II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
[...]
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
[...]

Theo đó, 02 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang sẽ thực hiện sáp nhập lấy tên là tỉnh Tuyên Quang và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang.

Đồng thời, 02 tỉnh Lào Cai và Yên Bái sẽ thực hiện sáp nhập lấy tên là tỉnh Lào Cai và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái.

Và 02 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ cùng với Hoà Bình sẽ thực hiện sáp nhập lấy tên là tỉnh Phú Thọ và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ.

Như vậy, dự kiến sau sáp nhập tỉnh, thành thì Quân khu 2 gồm 06 tỉnh là Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang, Lào Cai và Phú Thọ.

Quân khu 2 gồm mấy tỉnh sau sáp nhập tỉnh, thành dự kiến?

Quân khu 2 gồm mấy tỉnh sau sáp nhập tỉnh, thành dự kiến? (Hình từ Internet)

Khi nào sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm?

Căn cứ Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định như sau:

Điều 17. Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

Lưu ý rằng, tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.

Ngoài ra, sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Xuân An Giang
saved-content
unsaved-content
178