Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 60?

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 60? Ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển được kiểm soát như thế nào?

Nội dung chính

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 60?

Trong bối cảnh thực hiện việc điều chỉnh đơn vị hành chính nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm là: "Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 60?".

Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 7/1997/NĐ-CP hiện nay, Quần đảo Hoàng Sa trực thuộc Thành phố Đà Nẵng.

Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 65/2007/NĐ-CP hiện nay Quần đảo Trường Sa trực thuộc Tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 12/4/2025 vừa qua, tại hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sau khi xem xét và thảo luận đã thông qua một số nội dung cụ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025.

Theo đó, Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 đã quy định như sau:

Về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp: (1) Đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. (2) Đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo). (3) Đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60 - 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

Theo đó, dự kiến có 34 tỉnh thành gồm: Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố theo Nghị quyết 60.

Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập theo Nghị quyết 60 cùng với tên gọi mới của 34 tỉnh sau sáp nhập:

Stt

Tên gọi mới

Tỉnh sáp nhập

1

Thành phố Hà Nội

không thay đổi

2

Thành phố Huế

không thay đổi

3

Tỉnh Lai Châu

không thay đổi

4

Tỉnh Điện Biên

không thay đổi

5

Tỉnh Sơn La

không thay đổi

6

Tỉnh Lạng Sơn

không thay đổi

7

Tỉnh Quảng Ninh

không thay đổi

8

Tỉnh Thanh Hoá

không thay đổi

9

Tỉnh Nghệ An

không thay đổi

10

Tỉnh Hà Tĩnh

không thay đổi

11

Tỉnh Cao Bằng

không thay đổi

12

Tỉnh Tuyên Quang

Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang

13

Tỉnh Lào Cai

Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái

14

Tỉnh Thái Nguyên

Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên

15

Tỉnh Phú Thọ

Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình

16

Tỉnh Bắc Ninh

Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang

17

Tỉnh Hưng Yên

Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình

18

Thành phố Hải Phòng

Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng

19

Tỉnh Ninh Bình

Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định

20

Tỉnh Quảng Trị

Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị

21

Thành phố Đà Nẵng

Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng

22

Tỉnh Quảng Ngãi

Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi

23

Tỉnh Gia Lai

Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định

24

Tỉnh Khánh Hoà

Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà

25

Tỉnh Lâm Đồng

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận

26

Tỉnh Đắk Lắk

Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên

27

Thành phố Hồ Chí Minh

Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh

28

Tỉnh Đồng Nai

Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước

29

Tỉnh Tây Ninh

Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An

30

Thành phố Cần Thơ

Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang

31

Tỉnh Vĩnh Long

Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh

32

Tỉnh Đồng Tháp

Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp

33

Tỉnh Cà Mau

Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Ma

34

Tỉnh An Giang

Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang

Theo Nghị quyết 60, hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành Thành phố Đà Nẵng. Hơn nữa, hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà thành tỉnh Khánh Hòa.

Như vậy, quần đảo Hoàng Sa vẫn thuộc Thành phố Đà Nẵng và quần đảo Trường Sa vẫn thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 60?

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 60? (Hình từ Internet)

Ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển được kiểm soát như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển như sau:

- Chất thải nguy hại từ các hoạt động trên biển phải được thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Các công trình, thiết bị trên biển sau khi hết thời hạn sử dụng mà không tiếp tục sử dụng phải được tháo dỡ, vận chuyển về đất liền hoặc nhận chìm theo quy định Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 và pháp luật có liên quan.

- Chủ phương tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ, chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra sự cố môi trường biển phải có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; bảo đảm không làm rò rỉ, thất thoát, tràn thấm ra biển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ, các chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra sự cố môi trường.

- Nước thải từ tàu thuyền, giàn khoan, giàn khai thác dầu khí và các công trình, thiết bị khác trên biển; bùn dầu và bùn chứa hợp chất độc hại trong thăm dò, khai thác dầu khí phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra biển.

- Nước dằn tàu, nước súc, rửa tàu, nước la canh phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, không được pha loãng nhằm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra biển.

- Việc thải nước dằn tàu, nước súc, rửa tàu, nước la canh và nước thải từ tàu thuyền thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hải, bảo vệ môi trường, pháp luật có liên quan của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Chất thải rắn phát sinh từ tàu thuyền, giàn khoan, giàn khai thác dầu khí, công trình và thiết bị khác trên biển phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật; bùn nạo vét luồng hàng hải, cảng biển phải được vận chuyển về đất liền hoặc nhận chìm theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

- Cảng biển phải có hệ thống tiếp nhận và xử lý chất thải sinh hoạt, dầu cặn từ các phương tiện trên biển.

- Chất thải trôi nổi trên biển và ven bờ biển phải được thu gom, phân loại, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.

Chuyên viên pháp lý Hồ Nguyễn Bảo Ngọc
saved-content
unsaved-content
634