Phường 12 Quận 10 sau sáp nhập đổi tên là gì?
Nội dung chính
Phường 12 Quận 10 sau sáp nhập đổi tên là gì?
Phường 12 Quận 10 sau sáp nhập đổi tên là gì? Theo khoản 27 Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở Đề án số 356/ĐA-CP ngày 09 tháng 05 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bến Nghé và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đa Kao, phường Nguyễn Thái Bình thành phường mới có tên gọi là phường Sài Gòn.
2. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Tân Định (Quận 1) và phần còn lại của phường Đa Kao sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 1 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Tân Định.
3. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bến Thành, phường Phạm Ngũ Lão và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Cầu Ông Lãnh, phần còn lại của phường Nguyễn Thái Bình sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 1 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Bến Thành.
[...]
27. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 12, Phường 13 và Phường 15 (Quận 10), phần còn lại của Phường 14 (Quận 10) sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 25 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Hòa Hưng.
[...]
Theo đó, toàn bộ phường 12, phường 13, phường 15 và một phần Phường 14 của Quận 10 sẽ được sáp nhập lại tạo thành phường Hòa Hưng.
Phường 12 Quận 10 sau sáp nhập đổi tên là gì? Như vậy, phường 12 Quận 10 sau sáp nhập đổi tên thành phường Hòa Hưng.
Phường 12 Quận 10 sau sáp nhập đổi tên là gì? (Hình từ Internet)
Sau sáp nhập, diện tích thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Ngày 12/6/2025, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Theo khoản 16 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 quy định về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
[...]
16. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương thành thành phố mới có tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là 6.772,59 km2, quy mô dân số là 14.002.598 người.
Thành phố Hồ Chí Minh giáp các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Tây Ninh và Biển Đông.
[...]
Theo quy định trên thì Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được sáp nhập với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, sau sáp nhập, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là là 6.772,59 km2, quy mô dân số là 14.002.598 người.
Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh giáp các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Tây Ninh và Biển Đông.
Quy trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp xã sau sáp nhập ra sao?
Theo quy định tại Mục V Phần I Phụ lục I Trình tự, thủ tục trong lĩnh vực đất đai được ban hành kèm theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP, thì trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp xã từ ngày 01/7/2025 như sau:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất cấp xã đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh để thẩm định.
(2) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất cấp xã đến các sở, ngành có liên quan để lấy ý kiến.
(3) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các sở, ngành có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh.
(4) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời gian lấy ý kiến, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh tổng hợp và gửi thông báo kết quả thẩm định hồ sơ kế hoạch sử dụng đất cấp xã đến Ủy ban nhân dân cấp xã để hoàn thiện hồ sơ.
(5) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định để hoàn thiện hồ sơ kế hoạch sử dụng đất gửi cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh.
(6) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
(7) Hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp xã, gồm:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Báo cáo thuyết minh về kế hoạch sử dụng đất;
- Hệ thống bảng biểu, sơ đồ, bản đồ và dữ liệu kèm theo (dạng giấy hoặc dạng số);
- Dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp xã.