Pháp luật quy định như thế nào về kết cấu định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc?
Nội dung chính
Pháp luật quy định như thế nào về kết cấu định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc?
Kết cấu định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc được pháp luật quy định tại 2 Mục I Phụ lục Thông tư 08/2015/TT-BGTVT về công tác cứu hộ và định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc được trình bày theo nhóm, loại công tác cứu hộ và được mã hóa thống nhất. Mỗi loại định mức được trình bày tóm tắt thành phần công việc, đơn vị và bảng giá trị.
Định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc chia thành 8 nhóm (bao gồm 17 định mức từ CTCH.01 đến CTCH.17), cụ thể:
- Bảo vệ hiện trường, điều tiết giao thông khu vực hiện trường;
- Vận chuyển người trên phương tiện được cứu hộ đến nơi quy định;
- Bốc dỡ, vận chuyển, xếp hàng hóa trên phương tiện được cứu hộ đến nơi quy định;
- Cẩu, dựng phương tiện, thiết bị được cứu hộ (nếu cần thiết);
- Vận chuyển phương tiện, thiết bị được cứu hộ đến nơi quy định;
- Xác định mức độ, giá trị thiệt hại công trình đường cao tốc do phương tiện được cứu hộ gây ra;
- Dọn dẹp, vệ sinh hiện trường sau cứu hộ;
- Hỗ trợ cứu hộ (xác minh thông tin, mở và đóng các điểm quay đầu đổi chiều khẩn cấp trên dải phân cách giữa, cảnh báo đảm bảo an toàn giao thông).
Trên đây là nội dung câu trả lời về kết cấu định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 08/2015/TT-BGTVT.