Pháp luật quy định hạn chế chuyển giao công nghệ các loại giống nông nghiệp từ Việt Nam sang nước ngoài như thế nào?

Hạn chế chuyển giao công nghệ các loại giống nông nghiệp từ Việt Nam sang nước ngoài như thế nào? 06 loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ? 04 phương thức chuyển giao công nghệ chính?

Nội dung chính

    Hạn chế chuyển giao công nghệ các loại giống nông nghiệp từ Việt Nam sang nước ngoài như thế nào?

    Xin chào Ban biên tập. Vừa qua tôi có nhận chuyển giao các loại giống trong nông nghiệp của Việt Nam sang nước ngoài. Nhưng tôi có nghe nói rằng nên hạn chế chuyển giao các loại giống trong nông nghiệp của nước nhà tạo sản phẩm cạnh tranh với các nước? Như vậy có đúng không? Văn bản nào quy định? Nhờ Ban biên tập phản hồi sớm giúp tôi.

    Trả lời:

    Căn cứ theo Khoản 2 Điều 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định hạn chế chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài trong trường hợp sau đây:

    - Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam;

    - Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.

    Như vậy các loại giống nông nghiệp, các sản phẩm theo bí quyết gia truyền hay quý hiếm đặc trưng của Việt Nam thì nên hạn chế chuyển giao công nghệ để cạnh tranh xuất khẩu chủ lực cho đất nước.

    Pháp luật quy định hạn chế chuyển giao công nghệ các loại giống nông nghiệp từ Việt Nam sang nước ngoài như thế nào? (Hình từ internet)

    06 loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ?

    Tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến việc chuyển giao công nghệ và có thắc mắc nên muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Có những loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

    Trả lời:

    Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

    Theo đó, tại Điều 45 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có quy định về các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm:

    - Môi giới chuyển giao công nghệ.

    - Tư vấn chuyển giao công nghệ.

    - Đánh giá công nghệ.

    - Thẩm định giá công nghệ.

    - Giám định công nghệ.

    - Xúc tiến chuyển giao công nghệ.

    Trên đây là nội dung giải đáp về 06 loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ.

    04 phương thức chuyển giao công nghệ chính?

    Tôi đang tìm hiểu và khá hứng thú về các hoạt động liên quan đến việc chuyển giao công nghệ nên muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Có những phương thức chuyển giao công nghệ nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

    Trả lời:

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

    Theo đó, tại Điều 6 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định việc chuyển giao công nghệ có thể được thực hiện theo những phương thức sau đây:

    - Chuyển giao tài liệu về công nghệ.

    - Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.

    - Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.

    - Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo một trong các công nghệ sau đây:

    + Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;

    + Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;

    + Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;

    Ngoài các phương thức chuyển giao trên thì các bên có thể tự thỏa thuận thêm những phương thức khác sao cho phù hợp với điều kiện của mình.

    Trân trọng!

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    30
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ