Phân loại nợ đối với khoản cho vay lại từ nguồn vốn ưu đãi nước ngoài như thế nào?

Phân loại nợ đối với khoản cho vay lại từ nguồn vốn ưu đãi nước ngoài được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Phân loại nợ đối với khoản cho vay lại từ nguồn vốn ưu đãi nước ngoài như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 97/2018/NĐ-CP thì phân loại nợ như sau:

    1. Khoản cho vay lại đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp được cơ quan được ủy quyền cho vay lại phân loại nợ định kỳ và tổng hợp vào bảng phân loại nợ thuộc chương trình quản lý rủi ro về nợ công theo tình trạng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay lại:
    - Nhóm 1: Khoản vay đang được trả nợ đầy đủ, đúng hạn;
    - Nhóm 2: Khoản vay có nợ quá hạn 01 kỳ trả nợ;
    - Nhóm 3: Khoản vay có nợ quá hạn từ 02 đến 03 kỳ trả nợ;
    - Nhóm 4: Khoản vay có nợ quá hạn từ 04 kỳ trả nợ trở lên;
    - Nhóm 5: Khoản vay không có khả năng trả nợ.
    2. Định kỳ hằng năm, cơ quan được ủy quyền cho vay lại báo cáo Bộ Tài chính tình hình phân loại nợ các khoản cho vay lại đang quản lý để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ phân loại nợ của danh mục cho vay lại.
    3. Không áp dụng phân loại nợ đối với các khoản cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    4. Việc phân loại nợ đối với các khoản cho vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

    Trên đây là quy định về phân loại nợ đối với khoản cho vay lại từ nguồn vốn ưu đãi nước ngoài.


    14