Nội dung thuyết minh của dự án đầu tư xây dựng công trình trong Công an nhân dân

Đối với trường hợp chuẩn bị nội dung thuyết minh của dự án đầu tư xây dựng công trình trong Công an nhân dân thì phải chuẩn bị các nội dung nào?

Nội dung chính

    Nội dung thuyết minh của dự án đầu tư xây dựng công trình trong Công an nhân dân

    Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 65/2011/TT-BCA thì nội dung thuyết minh của dự án đầu tư xây dựng công trình trong Công an nhân dân được quy định cụ thể như sau:

    Nội dung thuyết minh của dự án đầu tư xây dựng công trình gồm:

    - Tên công trình;

    - Tư vấn lập dự án;

    - Địa điểm xây dựng;

    - Diện tích sử dụng đất;

    - Căn cứ pháp lý: Quyết định về quy mô, ấn định biên chế tổ chức …; chứng chỉ quy hoạch, chứng nhận về quyền sử dụng đất (nếu có) …; ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo các cấp (nếu có); các văn bản khác có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng (nếu có).

    - Sự cần thiết và chủ trương đầu tư xây dựng công trình (nêu ngắn gọn chủ trương đầu tư công trình được đồng ý tại văn bản nào);

    - Quy mô và mục tiêu đầu tư xây dựng công trình (tùy theo tính chất sử dụng của công trình để nêu cụ thể);

    - Hình thức đầu tư: Xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng;

    - Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

    - Quy mô và diện tích xây dựng công trình: Tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân hoặc các tiêu chuẩn khác (nếu có);

    - Các hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình:

    + Nêu đầy đủ các hạng mục công trình thuộc dự án; trong đó, thể hiện rõ số lượng, số tầng cao, cấp công trình, diện tích sử dụng chính, diện tích sàn hoặc xây dựng của hạng mục cần xây dựng; kết cấu chính; m2 của hạng mục cổng tường rào; m3 cát hoặc đất của hạng mục san lấp; m2 sân đường nội bộ …. Đối với các công trình cải tạo, mở rộng, phải nêu đầy đủ hiện trạng, nội dung, diện tích cần điều chỉnh bổ sung;

    + Nêu phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có);

    - Đánh giá tác động môi trường, giải pháp phòng cháy, chữa cháy và yêu cầu về an ninh, quốc phòng;

    - Tổng mức đầu tư xây dựng công trình:

    + Căn cứ xác định: Thiết kế cơ sở bao gồm cả thiết kế công nghệ (nếu có); chế độ, chính sách của nhà nước có liên quan; chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; yếu tố trượt giá theo thời gian xây dựng công trình; chỉ số giá xây dựng …;

    + Căn cứ xác định giá trị các chi phí của tổng mức bao gồm: Giá trị chi phí xây dựng; giá trị chi phí thiết bị; giá trị chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; giá trị chi phí quản lý dự án; giá trị chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; giá trị chi phí khác; giá trị chi phí dự phòng;

    + Tổng mức đầu tư xây dựng công trình gồm: Chi phí xây dựng (GXD); chi phí trang thiết bị (GTB); chi phí quản lý dự án (GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV); chi phí khác (GK); chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư (GĐB); chi phí dự phòng (GDP): 10% cho dự án nhóm C, 15% cho dự án nhóm A, B (tỷ lệ % có thể thay đổi trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến khả năng biến động giá trong nước và quốc tế).

    Tổng mức đầu tư (GXD+GTB+GQLDA+GTV+GK+GĐB+GDP).

    - Nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình: Vốn ngân sách nhà nước do Bộ Công an cấp; vốn hỗ trợ của ngân sách địa phương (nếu có); vốn trích từ các nguồn khác (nếu có); vốn chuyển đổi tài sản nhà và đất (nếu có);

    - Phân đoạn thực hiện dự án xây dựng công trình: Căn cứ vào tổng mức đầu tư và quy mô của dự án, chủ đầu tư đề nghị kế hoạch cấp vốn hàng năm cho từng giai đoạn của dự án để phân đoạn thực hiện (Phân kỳ đầu tư) cho phù hợp. Phân đoạn thực hiện theo thứ tự từ giai đoạn I đến giai đoạn cuối cùng;

    - Kết luận và kiến nghị.

    30