Nội dung Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật hiện hành?

Nội dung Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển theo quy định? Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển có hiệu lực?

Nội dung chính

    Nội dung Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật hiện hành?

    Nội dung Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008. Cụ thể bao gồm:

    a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
    b) Tên Tòa án ra quyết định;
    c) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;
    d) Lý do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;
    đ) Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển bị bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải;
    e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;
    g) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;
    h) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu trần, người khai thác tàu;
    i) Nhận định của Tòa án và những căn cứ pháp luật để chấp nhận đơn yêu cầu;
    k) Các quyết định của Tòa án.

    Cũng theo quy định này, Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển có hiệu lực thi hành ngay kể cả trong trường hợp có khiếu nại, kiến nghị.

    Tòa án phải giao hai bản quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển cho Giám đốc Cảng vụ để thi hành theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; gửi ngay quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cho người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển; gửi ngay quyết định đó cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam trong trường hợp tàu biển bị bắt giữ có yếu tố nước ngoài.

    12