Nội dung nào được đưa ra lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn từ 01/7/2025?

Nội dung nào được đưa ra lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn? Trách nhiệm lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn là ai?

Nội dung chính

    Nội dung nào được đưa ra lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 36 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, quy định về lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn như sau:

    Điều 36. Lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
    [...]
    2. Đối tượng lấy ý kiến gồm các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
    3. Nội dung lấy ý kiến gồm nội dung của nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn; đối với những nội dung thuộc bí mật nhà nước phải bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
    4. Việc lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn được thực hiện theo hình thức gửi hồ sơ để đối tượng lấy ý kiến nghiên cứu, có ý kiến bằng văn bản. Các cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.
    5. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch trước khi trình thẩm định, trình phê duyệt. Nội dung báo cáo tiếp thu, giải trình phải được công bố công khai và bảo đảm quy chế dân chủ, công khai, minh bạch.

    Như vậy, nội dung lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn gồm:

    - Nội dung của nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn;

    - Đối với những nội dung thuộc bí mật nhà nước phải bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

    Nội dung nào được đưa ra lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn?

    Nội dung nào được đưa ra lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn? (Hình từ Internet)

    Trách nhiệm lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn là ai?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 36 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, quy định về lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn như sau:

    Điều 36. Lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
    1. Trách nhiệm lấy ý kiến được quy định như sau:
    a) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn có trách nhiệm lấy ý kiến trong quá trình lập nhiệm vụ quy hoạch. Đối với nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc trách nhiệm tổ chức lập của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến;
    b) Cơ quan thẩm định nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn có trách nhiệm lấy ý kiến trong quá trình thẩm định nhiệm vụ quy hoạch.
    [...]

    Như vậy, trách nhiệm lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định như sau:

    - Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn có trách nhiệm lấy ý kiến trong quá trình lập nhiệm vụ quy hoạch.

    Đối với nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc trách nhiệm tổ chức lập của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến;

    - Cơ quan thẩm định nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn có trách nhiệm lấy ý kiến trong quá trình thẩm định nhiệm vụ quy hoạch.

    Nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn gồm các nội dung chủ yếu nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, quy định về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn như sau:

    Điều 21. Nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
    1. Nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Xác định lý do và sự cần thiết lập quy hoạch; căn cứ lập quy hoạch; định hướng, yêu cầu của quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, quy hoạch đô thị và nông thôn cấp độ trên đối với khu vực lập quy hoạch;
    b) Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch; thời hạn của quy hoạch; quan điểm, mục tiêu phát triển;
    c) Yêu cầu về nội dung quy hoạch; hồ sơ quy hoạch; dự kiến chi phí và xác định nguồn vốn cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch;
    d) Tiến độ lập quy hoạch; yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức lập quy hoạch.
    2. Trường hợp các xã thuộc huyện cần phải lập quy hoạch chung xã theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trong nhiệm vụ quy hoạch chung huyện.

    Như vậy, nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn gồm các nội dung chủ yếu sau:

    - Xác định lý do và sự cần thiết lập quy hoạch; căn cứ lập quy hoạch; định hướng, yêu cầu của quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, quy hoạch đô thị và nông thôn cấp độ trên đối với khu vực lập quy hoạch;

    - Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch; thời hạn của quy hoạch; quan điểm, mục tiêu phát triển;

    - Yêu cầu về nội dung quy hoạch; hồ sơ quy hoạch; dự kiến chi phí và xác định nguồn vốn cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch;

    - Tiến độ lập quy hoạch; yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức lập quy hoạch.

    Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

    Chuyên viên pháp lý Lê Trần Hương Trà
    saved-content
    unsaved-content
    38