Nội dung điều tra, đánh giá núi lửa gồm những gì?
Nội dung chính
Nội dung điều tra, đánh giá núi lửa gồm những gì?
Nội dung điều tra, đánh giá núi lửa được quy định tại Mục 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 50/2017/TT-BTNMT về quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cụ thể:
(1) Quy mô và diện tích của công viên địa chất:
- Xác định quy mô, các diện tích phân bố địa hình núi lửa: đỉnh, vòm, sườn, họng, chân, rãnh trong cấu trúc địa chất liên quan;
- Vị trí, quy mô các di sản địa chất trong diện tích điều tra.
(2) Giá trị khoa học của công viên địa chất:
- Thống kê, xác định các loại di sản địa chất trong khu vực điều tra: hang động, địa mạo, đá, khoáng vật,…;
- Phân bố, mức độ đan xen của các di sản địa chất trong khu vực;
- Xác định số lượng của mỗi loại di sản địa chất;
- Điều tra mức độ bảo tồn từng di sản địa chất; cụm di sản địa chất;
- Xác định số lượng của mỗi loại di sản địa chất;
- Điều tra mức độ bảo tồn từng di sản địa chất; cụm di sản địa chất;
- Đánh giá hiện trạng và khả năng khai thác, sử dụng các di sản địa chất.
(3) Tiềm năng của công viên địa chất trong việc thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế xã hội bền vững: đánh giá vai trò của công viên địa chất về giá trị khoa học và giáo dục; phát triển du lịch; tiềm năng khai thác, sử dụng; vai trò thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế xã hội bền vững của địa phương, khu vực.
Trên đây là tư vấn về nội dung điều tra, đánh giá núi lửa. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 50/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.