Những yêu cầu khi tiến hành niêm phong chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính là gì?

Những yêu cầu cụ thể cần tuân thủ khi tiến hành niêm phong chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính là gì và quy trình này có đảm bảo tính bảo mật theo quy định không?

Nội dung chính

    Những yêu cầu khi tiến hành niêm phong chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính là gì?

    - “Chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính” (gọi tắt là “chứng từ điện tử”) là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử khi thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; bao gồm chứng từ, báo cáo, hợp đồng, thỏa thuận, thông tin giao dịch, thông tin thực hiện thủ tục hành chính và các loại thông tin, dữ liệu khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

    - “Niêm phong chứng từ điện tử” là biện pháp bảo đảm toàn vẹn của thông tin chứa trên chứng từ điện tử, không thể sửa đổi, sao chép, di chuyển trái phép, hủy hiệu lực hay tiêu hủy từ thời điểm bắt đầu đến khi kết thúc quá trình niêm phong.

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 165/2018/NĐ-CP, việc niêm phong chứng từ điện tử phải bảo đảm:

    (1) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống thông tin và hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân;

    (2) Có thể khôi phục toàn vẹn chứng từ điện tử bị niêm phong tại hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân sau thời hạn niêm phong;

    (3) Xác định được việc truy cập, thay đổi nội dung của chứng từ điện tử bị niêm phong.

    (4) Hệ thống thông tin phải đánh dấu chứng từ điện tử bị niêm phong và ghi nhận thời điểm, người thực hiện niêm phong chứng từ điện tử.

    Trên đây là quy định về những yêu cầu của việc niêm phong chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính.

    Trân trọng!

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    37
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ