Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ ngoại giao trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ ngoại giao trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật mới nhất quy định về vấn đề này là gì?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ ngoại giao trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch được quy định như thế nào?

    Theo Khoản 1 Điều 35 Nghị định 16/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 20/03/2020) quy định trách nhiệm của Bộ ngoại giao như sau:

    Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch tại Cơ quan đại diện, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    - Chỉ đạo, hướng dẫn Cơ quan đại diện thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch;

    - Kiểm tra, thanh tra công tác quốc tịch tại các Cơ quan đại diện;

    - Bồi dưỡng nghiệp vụ quốc tịch cho viên chức ngoại giao, lãnh sự;

    - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc tịch cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

    - Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quốc tịch theo thẩm quyền;

    - Thu hồi, hủy giá trị sử dụng của Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân đã cấp cho người đã được thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đang định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

    - Thu hồi những giấy tờ liên quan đến quốc tịch Việt Nam do Cơ quan đại diện cấp trái quy định của pháp luật.

    - Tổng hợp tình hình và thống kê số liệu các việc về quốc tịch đã giải quyết tại Cơ quan đại diện, gửi Bộ Tư pháp theo quy định.

     

    11