Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật hiện hành quy định rõ về nội dung này?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh trong hoạt động điều tra hình sự được quy định tại Điều 14 Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân. Cụ thể là:

    1. Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sau khi tiếp nhận chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.

    Định kỳ hàng tháng, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh) về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

    2. Tiến hành điều tra các vụ trọng án; các vụ án hình sự chưa rõ đối tượng phạm tội và các vụ án hình sự đã rõ đối tượng phạm tội do tự phát hiện về các tội phạm quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ); các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) nhưng Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh xét thấy cần trực tiếp điều tra.

    3. Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.

    4. Theo dõi, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án chưa rõ đối tượng phạm tội do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) xin ý kiến.

    Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh) trực thuộc Cục Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội của Công an nhân dân Việt Nam.

    Trong quá trình thực hiện, chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội phải đảm bảo tuân theo Hiến pháp và pháp luật, đảm báo nhanh chóng, chính xác, khách quan và toàn diện.

    Khi có tin tố giác, tin báo về hành vi vi phạm pháp luật hình sự, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự thì phải có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền trực tiếp giải quyết và thực hiện thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường trong trường hợp cấp bách.

    Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Thông tư 28/2014/TT-BCA.

    8