Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp là phương thức tích tụ đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế?

Phương thức tích tụ đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế bao gồm nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp?

Nội dung chính

    Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp là phương thức tích tụ đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế?

    Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 78 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về thực hiện tích tụ đất nông nghiệp quy định như sau:

    Thực hiện tích tụ đất nông nghiệp
    1. Tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua các phương thức sau đây:
    a) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp;
    b) Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp;
    c) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
    2. Tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua phương thức quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này phải lập phương án sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
    Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chấp thuận, trường hợp không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
    3. Sau khi phương án sử dụng đất nông nghiệp được phê duyệt, tổ chức kinh tế thực hiện việc thỏa thuận với người sử dụng đất để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp; việc đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.
    4. Trường hợp tổ chức nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà giải thể, phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.

    Như vậy, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp là một phương thức tích tụ đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế.

    Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp là phương thức tích tụ đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế?

    Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp là phương thức tích tụ đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế? (Hình từ Internet)

    Tổ chức kinh tế phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp khi được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp?

    Căn cứ khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai 2024 về quy định như sau:

    Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
    ...
    4. Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật này.
    5. Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
    6. Tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận. Phương án sử dụng đất nông nghiệp phải có các nội dung chính sau đây:
    a) Địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất;
    b) Kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;
    c) Vốn đầu tư;
    d) Thời hạn sử dụng đất;
    đ) Tiến độ sử dụng đất.
    7. Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 6 Điều này và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế.
    ...

    Theo đó, tổ chức kinh tế muốn được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì tổ chức kinh tế phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp. Và phương án sử dụng đất nông nghiệp này phải được Ủy ban nhận dân chấp thuận.

    Ai có thẩm quyền giao đất cho tổ chức kinh tế?

    Căn cứ Điều 123 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
    a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức trong nước;
    b) Giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
    c) Giao đất, cho thuê đất đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
    d) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
    2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
    a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân. Trường hợp cho cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 ha trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
    b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
    3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
    ...

    Như vậy, tổ chức kinh tế trong đó có tổ chức trong nước và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân cấp tỉnh.

    18