Nhà xưởng gỗ có khả năng cháy, Nhà nước buộc phá dỡ toàn bộ công trình?

Nếu nhận thấy nhà xưởng gỗ có khả năng sẽ cháy, vậy Nhà nước có buộc phải phá dỡ toàn bộ công trình bị cháy không? Văn bản pháp luật bào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Nhà xưởng gỗ là công trình loại gì?

    Nhà xưởng là loại nhà được thiết kế với không gian có diện tích rộng. Và sức chứa cũng như quy mô lớn hơn so với nhà ở, văn phòng làm việc thông thường. Đây là địa điểm tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất. Hay trong việc bảo quản, vận chuyển hàng hóa, làm kho lưu trữ hàng cho các ngành công nghiệp. Nhằm cung ứng đầy đủ cho quy trình sản xuất dây chuyền. Cũng như là bảo quản hoặc vận chuyển các loại hàng hóa sử dụng trong ngành công nghiệp.

    Theo đó, căn cứ Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì công trình công nghiệp là công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp (công trình công nghiệp) là các công trình kết cấu dạng nhà (nhà công nghiệp) hoặc các hệ kết cấu khác sử dụng cho việc khai thác, sản xuất ra các loại nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, năng lượng phục vụ nhu cầu của con người và các ngành kinh tế, bao gồm Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Mỏ khai thác nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng (cát, đá, sét, và các nguyên liệu cho ngành vật liệu xây dựng khác); nhà máy sản xuất xi măng; trạm nghiền xi măng hoặc các công trình đơn lẻ khác trong dây chuyền sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng; các công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng khác (các loại cấu kiện bê tông, gạch xi măng cốt liệu, gạch đất sét nung và các loại viên xây khác, sản phẩm ốp, lát, sứ vệ sinh, kính và các sản phẩm từ kính, các sản phẩm từ gỗ và các sản phẩm khác).

    Như vậy, từ quy định trên thì nhà xưởng thuộc công trình công nghiệp. Theo đó, công trình công nghiệp là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất công nghiệp và phục vụ cho sản xuất công nghiệp thuộc nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.

    Nhà xưởng gỗ có khả năng cháy, Nhà nước buộc phá dỡ toàn bộ công trình? (Hình ảnh từ Internet)

    Nhà xưởng gỗ có khả năng cháy, Nhà nước buộc phá dỡ toàn bộ công trình? (Hình ảnh từ Internet)

    Nhà xưởng gỗ có khả năng cháy, Nhà nước buộc phá dỡ toàn bộ công trình?

    Cụ thể, tại điểm đ khoản 1 Điều 40 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì khi phát hiện hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình hoặc phá dỡ công trình khi cần thiết. 

    Theo đó, khi phát hiện hoặc nhận được thông tin hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chính quyền địa phương có trách nhiệm:

    - Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình hoặc công trình (nếu cần thiết);

    - Yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các biện pháp khẩn cấp như hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, khoanh vùng nguy hiểm, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ; và thời gian thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không chủ động thực hiện để đảm bảo an toàn;

    - Trường hợp hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ sập đổ thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện ngay các biện pháp an toàn, bao gồm hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn (nếu cần thiết);

    - Xử lý trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật khi không thực hiện theo các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

    Như vậy, khi phát hiện hạng mục công trình, công trình, nhà xưởng gỗ có dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì Nhà nước buộc chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng hoặc phải phá dỡ công trình khi cần thiết.

    Quy định về phòng cháy chữa cháy tại khu công nghiệp, nhà xưởng gỗ

    Tại Điều 21 Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001 sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định về phòng cháy, chữa cháy  tại khu công nghiệp như sau:

    - Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho toàn khu; xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phù hợp với phương án phòng cháy và chữa cháy.

    - Cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở mình; phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

    37