Nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng đúng không?

Nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng đúng không?

Nội dung chính

    Nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng đúng không?

    Căn cứ vào khoản 11 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP giải thích về nhà thầu chính như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    8. Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình gói thầu xây dựng và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.
    9. Thiết kế FEED là thiết kế kỹ thuật tổng thể được triển khai theo thông lệ quốc tế để làm cơ sở triển khai thiết kế chi tiết.
    10. Phạm vi công việc được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
    11. Nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng.
    12. Nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
    13. Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham gia ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng tại Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài có thể là nhà thầu chính, tổng thầu hoặc nhà thầu phụ.

    Như vậy, nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng.

    Nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng đúng không?

    Nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng đúng không? (Hình từ Internet)

    Nhà thầu chính có được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện không?

    Căn cứ Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về hợp đồng thầu phụ như sau:

    Hợp đồng thầu phụ
    1. Một hợp đồng thầu chính có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ. Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:
    a) Chỉ được ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầu phụ.
    b) Nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò là nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài khi các nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Đối với các vật tư, thiết bị tạm nhập tái xuất phải được quy định cụ thể trong hợp đồng theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng các vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
    c) Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.
    d) Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, sai sót của mình và các công việc do các nhà thầu phụ thực hiện.
    đ) Tổng thầu, nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.
    ...

    Như vậy, khi ký kết hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.

    Bên nhận thầu thi công xây dựng công trình có những nghĩa vụ gì?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của bên nhận thầu thi công xây dựng công trình như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu thi công xây dựng công trình
    ...
    2. Nghĩa vụ của bên nhận thầu thi công xây dựng:
    a) Cung cấp nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị thi công và các điều kiện vật chất liên quan khác đủ số lượng và chủng loại theo hợp đồng; thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp bên nhận thầu thực hiện thiết kế bản vẽ thi công) để thực hiện các công việc theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
    b) Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình.
    c) Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
    d) Ghi nhật ký thi công xây dựng công trình.
    đ) Thí nghiệm vật liệu, kiểm định thiết bị, sản phẩm xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.
    e) Quản lý người lao động trên công trường, bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh.
    g) Lập biện pháp tổ chức thi công, hồ sơ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình.
    h) Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng công trình do mình đảm nhận. Sửa chữa sai sót trong công trình đối với những công việc do mình thi công.
    i) Phối hợp với các nhà thầu khác cùng thực hiện trên công trường.
    k) Định kỳ báo cáo với bên giao thầu về tiến độ thi công, nhân lực và thiết bị chính để thi công xây dựng công trình.
    l) Di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường trong thời hạn quy định sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại Điều 41 Nghị định này, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
    m) Hoàn trả mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
    n) Giữ bí mật thông tin liên quan đến hợp đồng hoặc pháp luật có quy định.
    o) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, bên nhận thầu thi công xây dựng có những nghĩa vụ nêu trên.

    24