Nhà thấp tầng được hiểu như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nhà thấp tầng được hiểu như thế nào theo pháp luật hiện hành? Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cần phải phù hợp với kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh không?

Nội dung chính

    Nhà thấp tầng được hiểu như thế nào theo pháp luật hiện hành?

    Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 07/2013/TT-BXD được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2013/TT-BXD quy định liên quan đến nhà thấp tầng như sau:

    Quy định về nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2 và có giá bán thấp hơn 15 triệu đồng/m2
    1. Nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 quy định trong Thông tư này là nhà ở thương mại do doanh nghiệp đầu tư tại các dự án phát triển nhà ở.
    2. Diện tích căn hộ, căn nhà ở theo quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định như sau:
    a) Đối với căn hộ chung cư: là diện tích sàn của căn hộ (bao gồm cả diện tích ban công, lô-gia sử dụng riêng của căn hộ) được ghi trong hợp đồng mua bán theo nguyên tắc tính kích thước thông thủy của căn hộ (kể cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong nhưng không bao gồm diện tích cột và hộp kỹ thuật bên trong căn hộ);
    b) Đối với nhà thấp tầng: có diện tích sàn nhà ở nhỏ hơn 70m2 và diện tích khuôn viên đất nhỏ hơn 70m2.
    c) Diện tích sàn căn hộ nhà ở thương mại ghi trong hợp đồng mua, bán nhà ở hình thành trong tương lai giữa chủ đầu tư và khách hàng là diện tích căn hộ tạm tính theo thiết kế nhưng với quy mô nhỏ hơn 70 m², khi hoàn công có thể thay đổi theo thực tế nhưng không vượt quá 5%.

    Như vậy, theo quy định trên, nhà thấp tầng có thể hiểu là nhà ở thương mại do doanh nghiệp đầu tư tại các dự án phát triển nhà ở, có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 đồng thời diện tích sàn nhà ở nhỏ hơn 70m2 và diện tích khuôn viên đất nhỏ hơn 70m2.

    Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cần phải phù hợp với kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh không?

    Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 33 Luật Nhà ở 2023 quy định dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải đảm bảo các yêu cầu chung sau đây:

    Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở
    1. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:
    a) Phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt, tuân thủ nội dung của chủ trương đầu tư đã được quyết định hoặc chấp thuận và đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 5 của Luật này; triển khai thực hiện theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt;
    ...

    Như vậy, dự án đầu tư xây dựng nhà ở cần phải phù hợp với kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt theo yêu cầu chung như quy định trên.

    Nhà thấp tầng được hiểu như thế nào theo pháp luật hiện hành?Nhà thấp tầng được hiểu như thế nào theo pháp luật hiện hành? (Hình từ internet)

    Yêu cầu đối với các loại hình nhà ở phát triển theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở là gì?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Nhà ở 2023 quy định dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải đảm bảo các yêu cầu chung sau đây:

    - Phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt, tuân thủ nội dung của chủ trương đầu tư đã được quyết định hoặc chấp thuận và đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 5 Luật Nhà ở 2023; triển khai thực hiện theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt;

    - Việc phân chia các dự án thành phần (nếu có), phân kỳ đầu tư phải được xác định trong chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, quyết định đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng;

    - Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, các khu vực trong dự án phải được đặt tên bằng tiếng Việt;

    + Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải đặt tên bằng tiếng Việt;

    + Trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có nhu cầu đặt tên dự án, tên các khu vực trong dự án bằng tiếng nước ngoài thì phải viết tên đầy đủ bằng tiếng Việt trước, tên tiếng nước ngoài sau.

    + Tên dự án, tên các khu vực trong dự án phải được nêu trong chủ trương đầu tư hoặc nội dung dự án đã được phê duyệt, được sử dụng trong cả quá trình đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng;

    - Nội dung dự án đã được phê duyệt phải được chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thực hiện đầy đủ;

    + Trường hợp điều chỉnh nội dung dự án mà phải điều chỉnh chủ trương đầu tư thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật trước khi điều chỉnh nội dung dự án;

    - Việc nghiệm thu, bàn giao nhà ở, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo dự án phải được thực hiện theo quy định Luật Nhà ở 2023, pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    + Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.

    + Tại khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì còn phải đáp ứng yêu cầu về phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật;

    - Dự án đầu tư xây dựng nhà ở có áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh hoặc đô thị thông minh thì phải đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật; đối với nhà chung cư thì còn phải thiết kế lắp đặt hệ thống hạ tầng viễn thông, thông tin theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, các loại hình nhà ở phát triển theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở cần phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu chung theo như quy định nêu trên.

    40