Nhà nước có những chính sách nào nhằm hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực việc làm?

Nhà nước có những chính sách nào nhằm hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực việc làm? Những hành vi nào bị nghiêm cấm về việc làm? Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động nào?

Nội dung chính

    Nhà nước có những chính sách nào nhằm hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực việc làm?

    Căn cứ theo Điều 5 Luật Việc làm 2013 quy định chính sách của Nhà nước về việc làm:

    Điều 5. Chính sách của Nhà nước về việc làm

    1. Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.

    2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.

    3. Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.

    4. Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

    5. Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

    6. Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.

    Theo đó, Nhà nước có những chính sách hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực việc làm là:

    - Chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.

    - Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.

    - Chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.

    - Chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

    - Chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

    - Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.

    Nhà nước có những chính sách nào nhằm hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực việc làm? (Hình từ Internet)

    Những hành vi nào bị nghiêm cấm về việc làm?

    Căn cứ Điều 9 Luật Việc làm 2013 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về việc làm:

    - Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.

    - Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

    - Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.

    - Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

    - Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm.

    - Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

    Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động nào?

    Căn cứ Điều 21 Luật Việc làm 2013 quy định hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên:

    Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên

    1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.

    2. Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:

    a) Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên;

    b) Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;

    c) Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.

    3. Chính phủ quy định chi tiết điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

    Như vậy, nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:

    - Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên;

    - Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;

    - Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.

     

    203