Nguyên tắc thực hiện chi trả nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước bao gồm những gì?

Nguyên tắc nào được quy định để thực hiện việc chi trả nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước, và các nguyên tắc này được áp dụng như thế nào trong thực tế?

Nội dung chính

    Nguyên tắc thực hiện chi trả nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước bao gồm những gì?

    Nguyên tắc thực hiện chi trả nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước quy định tại Điều 5 Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 ban hành Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

    - Đảm bảo cán bộ, công chức và người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, gắn việc tăng thêm thu nhập với chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, người lao động và hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính của cơ quan;

    - Đảm bảo công khai, dân chủ và đảm bảo về quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động;

    - Đảm bảo hài hoà về thu nhập giữa cán bộ công chức và người lao động ở các vị trí công tác khác nhau trong cơ quan;

    - Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước được chi cho cán bộ, công chức và người lao động ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước; kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước khu vực được chi cho cán bộ, công chức và người lao động Kiểm toán Nhà nước khu vực.

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    16