Nguyên tắc hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được thực hiện ra sao?

Quy định về các nguyên tắc hoạt động phòng và chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được thực hiện cụ thể như thế nào?

Nội dung chính

    Nguyên tắc hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được thực hiện ra sao?

    Nguyên tắc hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, theo đó: 

    - Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai được quy định tại Điều 4 Luật phòng, chống thiên tai.

    - Khi thiên tai suy yếu hoặc sau khi thời tiết trở lại bình thường các tổ chức, cá nhân theo nhiệm vụ được giao phải triển khai ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục các thiệt hại xảy ra đối với công trình đường bộ để khôi phục hoạt động giao thông, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.

    - Các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong kế hoạch đề ra phải được đáp ứng về nguồn nhân lực, vật lực theo phương châm bốn tại chỗ “Lực lượng tại chỗ - Chỉ huy tại chỗ - Vật tư, hậu cần tại chỗ - Thiết bị tại chỗ” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của thiên tai và ứng cứu, khắc phục trong thời gian ngắn nhất.

    - Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, các công trình giao thông, phương tiện hoạt động trên đường bộ; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.

    Trên đây là tư vấn về nguyên tắc hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 03/2019/TT-BGTVT.

    14