Nguyên tắc công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường được quy định ra sao theo quy định hiện hành?
Nội dung chính
Nguyên tắc công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường được quy định như thế nào?
Nguyên tắc công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường được quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2012/TT-BTNMT quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cụ thể như sau:
- Túi ni lông được cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường phải bảo đảm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định tại Điều 8 của Thông tư này. Tại Điều 8 có quy định.
Túi ni lông thân thiện với môi trường phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
+ Túi ni lông có một trong hai đặc tính kỹ thuật sau:
. Có độ dày một lớp màng lớn hơn 30 µm (micrômét), kích thước nhỏ nhất lớn hơn 20 cm (xăngtimét) và tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu túi ni lông phải có kế hoạch thu hồi, tái chế;
. Có khả năng phân hủy sinh học tối thiểu 60% trong thời gian không quá hai (02) năm.
+ Túi ni lông có hàm lượng tối đa cho phép của các kim loại nặng quy định như sau: Asen (As): 12 mg/kg; Cadimi (Cd): 2 mg/kg; Chì (Pb): 70 mg/kg; Đồng (Cu): 50 mg/kg; Kẽm (Zn): 200 mg/kg; Thủy ngân (Hg): 1 mg/kg; Niken (Ni): 30 mg/kg.
+ Túi ni lông được sản xuất tại hộ gia đình, tại cơ sở sản xuất tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên cơ sở kết quả đánh giá, kết luận của Hội đồng đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.