Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất được xác định là gì?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất được xác định là gì? Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn?

Nội dung chính

    Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất được xác định là gì?

    Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC; sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 28/2017/TT-BTC quy định như sau:

    Điều 4. Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
    [...]
    2. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:
    [...]
    đ) TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:
    - TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm:
    + Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn).
    + Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

    - Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình gồm:

    + Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.

    + Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.
    + Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.
    [...]

    Như vậy, nguyên giá của tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có được quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) với:

    - Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng

    - Chi phí san lấp mặt bằng

    - Lệ phí trước bạ

    Không bao gồm: các chi phí xây dựng công trình trên đất.

    Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất được xác định là gì?

    Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất được xác định là gì? (Hình từ Internet)

    Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn?

    Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định như sau:

    Điều 11. Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình:
    1. Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.
    2. Đối với TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.
    3. Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).

    Theo đó, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn được xác định là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.

    Dùng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất có đồng thời được dùng để bảo đảm không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 10. Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
    1. Việc dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với tài sản gắn liền với đất, dùng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với quyền sử dụng đất.
    2. Trường hợp tài sản gắn liền với đất là tài sản pháp luật không quy định phải đăng ký và cũng chưa được đăng ký theo yêu cầu mà chủ sở hữu và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền, nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm.
    Trường hợp tài sản gắn liền với đất là cây hằng năm theo quy định của Luật Trồng trọt, công trình tạm theo quy định của Luật Xây dựng mà chủ sở hữu và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì áp dụng theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển.
    3. Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đang là bất động sản hưởng quyền bất động sản liền kề được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền đối với bất động sản liền kề vẫn có hiệu lực với mọi cá nhân, pháp nhân.
    4. Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất.

    Như vậy, việc dùng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm có thể tách biệt với quyền sử dụng đất. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu có thể chỉ sử dụng tài sản trên đất (như nhà cửa, công trình xây dựng) để bảo đảm nghĩa vụ mà không cần đưa quyền sử dụng đất vào bảo đảm.

    Ngược lại, việc dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm cũng có thể không đồng thời với tài sản gắn liền với đất.

    saved-content
    unsaved-content
    1