Thứ 7, Ngày 02/11/2024

Nguồn tài chính của Cục Sở hữu trí tuệ được lấy từ đâu?

Nguồn tài chính của Cục Sở hữu trí tuệ được lấy từ đâu?

Nội dung chính

    Nguồn tài chính của Cục Sở hữu trí tuệ được lấy từ đâu?

    Ngày 26/11/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 158/2010/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Sở hữu trí tuệ.

    Theo đó, nguồn tài chính của Cục Sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 2 Thông tư 158/2010/TT-BTC, được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 152/2013/TT-BTC. Cụ thể bao gồm:

    1.  Nguồn phí, lệ phí sở hữu công nghiệp: 

    Mức thu các loại phí, lệ phí sở hữu công nghiệp thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính (Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp). Nguồn thu phí, lệ phí được điều tiết như sau: 

    - Cục Sở hữu trí tuệ được để lại 70% từ nguồn thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp để phục vụ hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ và đầu tư phát triển sự nghiệp sở hữu trí tuệ. 

    - Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm nộp 30% số tiền phí, lệ phí sở hữu công nghiệp vào ngân sách nhà nước: Định kỳ hàng tháng và kết thúc mỗi năm tài chính, đơn vị có trách nhiệm kê khai, nộp và quyết toán 30% số tiền phí, lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

    2. Kinh phí không thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp (nếu có), gồm:

    a) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, các nhiệm vụ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;

    b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);

    c) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

    d) Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định;

    đ) Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

    e) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của nhà nước;

    g) Vốn đối ứng thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền giao;

    3. Nguồn viện trợ của nước ngoài.

    4. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật.

    5. Các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).

    8