Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng được quy định như thế nào? Có bao gồm việc đóng gói hoặc đóng kín vật chứng và dán giấy niêm phong?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng được quy định như thế nào?

    Ngày 01/01/2018, Nghị định 127/2017/NĐ-CP về quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định khái niệm, nguyên tắc; trình tự, thủ tục; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực hiện niêm phong, mở niêm phong các loại vật chứng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và áp dụng đối với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến niêm phong, mở niêm phong vật chứng.

    Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 9 Nghị định 127/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    1. Chủ trì thực hiện niêm phong vật chứng.
    2. Mời, triệu tập người tham gia niêm phong vật chứng.
    3. Kiểm tra vật chứng cần niêm phong.
    4. Chuẩn bị điều kiện cần thiết để niêm phong vật chứng.
    5. Ký, ghi rõ họ tên vào giấy niêm phong; chú thích họ tên người điểm chỉ (nếu có) vào giấy niêm phong.
    6. Đóng gói hoặc đóng kín vật chứng (đối với vật chứng đóng gói hoặc đóng kín được) và dán giấy niêm phong,
    7. Kiểm tra niêm phong của vật chứng.
    8. Ký, ghi rõ họ tên vào biên bản niêm phong vật chứng; chú thích họ tên người điểm chỉ (nếu có) vào biên bản niêm phong vật chứng.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 127/2017/NĐ-CP.

    8