Người lao động ở các huyện nghèo có được hỗ trợ nâng cao trình độ văn hoá để tham gia xuất khẩu lao động?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Người lao động ở các huyện nghèo có được hỗ trợ nâng cao trình độ văn hoá để tham gia xuất khẩu lao động? Quy trình thủ tục, hình thức hỗ trợ bao gồm những gì?

Nội dung chính

    Người lao động ở các huyện nghèo có được hỗ trợ nâng cao trình độ văn hoá để tham gia xuất khẩu lao động?

    Việc hỗ trợ người lao động nâng cao trình độ văn hoá để tham gia xuất khẩu lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Quyết định 71/2009/QĐ-TTg về phê duyệt đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” do liên bộ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành như sau:

    1. Đối tượng

    Người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 Thông tư này đã tốt nghiệp từ bậc tiểu học trở lên được lựa chọn tham gia xuất khẩu lao động nhưng trình độ văn hoá chưa đáp ứng yêu cầu, cần bổ túc thêm về văn hoá.

    2. Hình thức và thời gian học: Do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện xem xét, quyết định phù hợp với nhu cầu, trình độ của đối tượng và thời gian học tối đa không quá 12 tháng.

    3. Nội dung, mức chi hỗ trợ

    a) Hỗ trợ toàn bộ tiền học phí, tài liệu học tập, sách giáo khoa, vở viết và dụng cụ học tập. Mức hỗ trợ theo dự toán chi phí tổ chức lớp học văn hoá được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt.

    b) Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian học, tiền tàu xe và trang cấp ban đầu như học sinh trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, cụ thể:

    - Tiền ăn và sinh hoạt phí: mức hỗ trợ theo chế độ học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu chung của Nhà nước theo số tháng học thực tế của người học.

    - Trang cấp ban đầu: Người lao động khi nhập trường học văn hóa được hỗ trợ để mua sắm một số đồ dùng cá nhân như: Chăn bông, màn, áo bông, chiếu, nilon đi mưa và quần áo (đồng phục). UBND cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ trang cấp ban đầu theo thời gian người lao động tham gia đào tạo tối đa 400.000 đồng/học sinh cho cả khoá học có thời gian đào tạo từ 03 tháng đến 12 tháng.

    - Tiền tàu xe: Người lao động được cấp tiền tàu xe 1 lần (cho cả lượt đi và về) nếu địa điểm học cách nhà trên 15 km theo giá vé thông thường của phương tiện vận tải công cộng tại thời điểm thanh toán.

    4. Quy trình thủ tục, hình thức hỗ trợ

    a) Ủy ban nhân dân xã, thị trấn lập danh sách người lao động được lựa chọn tham gia xuất khẩu lao động nhưng trình độ văn hoá chưa đáp ứng yêu cầu, cần bổ túc về văn hoá kèm theo đơn xin học văn hoá của người lao động (theo mẫu số 1 và số 2 đính kèm Thông tư này) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, tổng hợp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt số lượng và danh sách lao động được hỗ trợ học văn hóa.

    b) Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo, tài liệu bổ túc kiến thức văn hoá cho người lao động và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, danh sách học văn hoá của người lao động được phê duyệt và nội dung, mức chi quy định tại khoản 3, Điều 4 Thông tư này, lập dự toán chi tiết kèm theo danh sách người lao động học văn hoá trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt và giao cho cơ sở giáo dục tổ chức lớp học văn hoá theo quy định.

    Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo, tài liệu bổ túc kiến thức văn hoá cho người lao động và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, danh sách học văn hoá của người lao động được phê duyệt và nội dung, mức chi quy định tại khoản 3, Điều 4 Thông tư này, lập dự toán chi tiết kèm theo danh sách người lao động học văn hoá trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt. Sau khi được UBND huyện phê duyệt dự toán chi tiết, phòng Giáo dục và đào tạo ký hợp đồng với các cơ sở giáo dục để thực hiện việc tổ chức lớp học văn hoá cho người lao động theo quy định.

    c) Cơ sở giáo dục tổ chức lớp học, mua và phát tài liệu học tập, sách giáo khoa, vở viết và dụng cụ học tập; cấp tiền ăn và sinh hoạt phí, tiền trang cấp ban đầu và tiền tầu xe cho người lao động theo mức và danh sách được phê duyệt.

    5. Chi xây dựng chương trình, tài liệu bổ túc kiến thức văn hóa: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 125/2008/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010.

    Trên đây là nội dung quy định về việc hỗ trợ người lao động nâng cao trình độ văn hoá để tham gia xuất khẩu lao động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

    Trân trọng!

    16
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ