Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia được quy định thế nào?

Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này?

Nội dung chính

    Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia được quy định thế nào?

    Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 31 Luật dự trữ quốc gia 2012 như sau:

    1. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia bao gồm: chi cho hoạt động của bộ máy quản lý; chi hoạt động nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia; chi nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ bảo quản; chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dự trữ quốc gia và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
    2. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia của bộ, ngành, đơn vị dự trữ quốc gia được thực hiện theo kế hoạch, dự toán, định mức, hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia và theo chế độ quản lý tài chính, ngân sách hiện hành.
    3. Chi phí nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo chế độ khoán.
    4. Chi phí nhập, xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được Bộ Tài chính cấp theo dự toán được phê duyệt.
    Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ  thuật, hợp đồng bảo quản hàng dự trữ quốc gia, lập dự toán chi cho việc nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; trường hợp chưa được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng để các cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia triển khai thực hiện.
    - Kinh phí thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 172/2013/TT-BTC như sau:
    1. Kinh phí chi cho công tác thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia từ nguồn dự toán kinh phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia (chi sự nghiệp kinh tế) được giao hàng năm của các bộ, ngành. 

    2. Kinh phí chi cho công tác thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải được quản lý chặt chẽ theo dự toán, theo định mức kinh tế - kỹ thuật hoặc theo chế độ khoán; sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và phải được hạch toán kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. 

    3. Nguyên tắc chi, nội dung chi, mức chi, cấp kinh phí, hồ sơ cấp kinh phí thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia và khoán chi phí thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn về kế hoạch dự trữ quốc gia và ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia.

    - Ngoài ra, việc quản lý ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương 2 Thông tư 145/2013/TT-BTC.

    Trên đây là nội dung quy định về ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia theo Luật dự trữ quốc gia 2012.

    11