Năm 2025 nữ bao nhiêu tuổi nghỉ hưu? Cách tính tuổi nghỉ hưu lao động nữ?

Năm 2025 nữ bao nhiêu tuổi nghỉ hưu? Cách tính tuổi nghỉ hưu lao động nữ? Có những trường hợp nào nghỉ hưu thấp hơn và cao hơn tuổi nghỉ hưu bình thường không?

Nội dung chính

    Năm 2025 nữ bao nhiêu tuổi nghỉ hưu? Cách tính tuổi nghỉ hưu lao động nữ?

    Trong bài viết này, nội dung sẽ tập trung phân tích cụ thể về độ tuổi nghỉ hưu áp dụng cho lao động nữ đang làm việc trong các ngành nghề có điều kiện lao động bình thường, theo quy định pháp luật hiện hành.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 về tuổi nghỉ hưu như sau:

    Tuổi nghỉ hưu
    1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
    2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
    Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
    3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Theo đó, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

    Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP về lộ trình tuổi nghỉ hưu của lao động nữ như sau:

    Lao động nữ

    Năm nghỉ hưu

    Tuổi nghỉ hưu

    2021

    55 tuổi 4 tháng

    2022

    55 tuổi 8 tháng

    2023

    56 tuổi

    2024

    56 tuổi 4 tháng

    2025

    56 tuổi 8 tháng

    2026

    57 tuổi

    2027

    57 tuổi 4 tháng

    2028

    57 tuổi 8 tháng

    2029

    58 tuổi

    2030

    58 tuổi 4 tháng

    2031

    58 tuổi 8 tháng

    2032

    59 tuổi

    2033

    59 tuổi 4 tháng

    2034

    59 tuổi 8 tháng

    2035

    60 tuổi

    Như vậy, trong năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của những lao động nữ là 56 tuổi 8 tháng.

    Năm 2025 nữ bao nhiêu tuổi nghỉ hưu? Cách tính tuổi nghỉ hưu lao động nữ?Năm 2025 nữ bao nhiêu tuổi nghỉ hưu? Cách tính tuổi nghỉ hưu lao động nữ? (Hình từ Internet)

    Có những trường hợp nào nghỉ hưu thấp hơn và cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP về nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:

    Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
    Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
    1. Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
    a) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
    b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
    Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
    c) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
    d) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.

    Theo quy định, người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường trong 4 trường hợp được đề cập trên.

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 về trường hợp nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:

    Tuổi nghỉ hưu
    4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Theo đó, người lao động nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường gồm có những người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP về các trường hợp nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm:

    - Cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh dưới đây:

    + Phó Trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản;

    + Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

    + Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

    + Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

    + Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ;

    + Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước;

    + Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;

    + Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    + Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương;

    + Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật;

    + Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

    + Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia; Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

    + Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;

    + Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

    + Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

    + Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.

    - Công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    Như vậy, các đối tượng được nêu trên thuộc những trường hợp nghỉ hưu ở tuổi cao hơn hoặc thấp hơn so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.

    Chuyên viên pháp lý Hồ Nguyễn Bảo Ngọc
    123
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ