Mức hưởng ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu trong lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 23/2024/NĐ-CP?

Mức hưởng ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu trong lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 23/2024/NĐ-CP được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Mức hưởng ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu trong lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 23/2024/NĐ-CP?

    Tại Điều 5 Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định về ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư như sau:

    Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư

    1. Đối tượng được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi:

    a) Nhà đầu tư có giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được hưởng mức ưu đãi 5% khi đánh giá hồ sơ dự thầu;

    b) Nhà đầu tư cam kết chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao hoặc thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ được hưởng mức ưu đãi 2% khi đánh giá hồ sơ dự thầu.

    ...

    Như vậy, mức hưởng ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu trong lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 23/2024/NĐ-CP được quy định như sau:

    - Mức ưu đãi 5% đối với:

    Nhà đầu tư có giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

    - Mức ưu đãi 2% đối với:

    Nhà đầu tư cam kết chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao hoặc thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

    Mức hưởng ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu trong lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 23/2024/NĐ-CP? (Hình từ Internet)

    Khi nào phải hủy thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư?

    Tại khoản 2 Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 có quy định việc hủy thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện khi:

    - Tất cả hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

    - Thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, thời hạn thực hiện dự án đầu tư kinh doanh vì lý do bất khả kháng, làm thay đổi tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu đã phát hành.

    - Hồ sơ mời thầu có một hoặc một số nội dung không tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư được lựa chọn không còn đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.

    - Nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm theo Điều 16 Luật Đấu thầu 2023.

    - Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

    Các phương thức lựa chọn nhà đầu tư được quy định như thế nào?

    Tại Điều 35 Luật Đấu thầu 2023 có quy đinh 03 phương thức lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

    (1) Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ:

    - Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế lựa chọn nhà đầu tư;

    - Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

    - Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu.

    (2) Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ:

    - Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh có yêu cầu công trình kiến trúc có giá trị theo quy định của pháp luật về kiến trúc;

    - Nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

    - Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.

    (3) Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ:

    Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh có yêu cầu đặc thù phát triển kinh tế, xã hội của ngành, vùng, địa phương nhưng chưa xác định được cụ thể tiêu chuẩn về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường.

    20