Mục đích kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Mục đích kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật mới nhất quy định về vấn đề này là gì?

Nội dung chính

    Mục đích kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 31/03/2020) quy định mục đích kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:

    - Xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; động viên, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục.

    - Phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    - Phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

     

    10