Mua lại nhà ở xã hội có phải nộp tiền sử dụng đất không?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Mai Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Mua lại nhà ở xã hội có phải nộp tiền sử dụng đất không? Dự án xây dựng nhà ở xã hội có được miễn tiền sử dụng đất không?

Nội dung chính

Mua lại nhà ở xã hội có phải nộp tiền sử dụng đất không?

Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 89 Luật Nhà ở 2023 quy định về chuyển nhượng nhà ở xã hội cụ thể như sau:

Điều 89. Bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội
1. Việc bán nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định sau đây:
...
đ) Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua nhà ở xã hội đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc bán lại cho đối tượng thuộc trường hợp được mua nhà ở xã hội với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội này trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Việc nộp thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế;
e) Sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho đối tượng có nhu cầu nếu đã được cấp Giấy chứng nhận; bên bán không phải nộp tiền sử dụng đất và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế, trừ trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ thì bên bán phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế.

Như vậy, khi mua lại nhà ở xã hội sau 05 năm từ ngày bên mua nhà ở xã hội đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở thì không

Tuy nhiên, nếu mua lại nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ thì bên bán phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 42 Nghị định 100/2024/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, căn cứ theo điểm đ khoản 5 Điều 198 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

Điều 198. Quy định chuyển tiếp
...
5. Quy định chuyển tiếp đối với quy định tại Chương VI của Luật này như sau:
...
đ) Đối với trường hợp bán nhà ở xã hội phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về nhà ở trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn chưa nộp tiền sử dụng đất thì tiếp tục nộp tiền theo quy định của pháp luật về nhà ở trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

Theo đó, đối với trường hợp bán nhà ở xã hội phải nộp tiền sử dụng đất trước ngày 01/08/2024 mà đến sau ngày 01/08/2024 vẫn chưa nộp tiền sử dụng đất thì tiếp tục nộp tiền theo quy định của pháp luật về nhà ở trước ngày Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành.

Như vậy, hiện nay pháp luật không quy định người mua lại nhà ở xã hội phải nộp tiền sử dụng đất. Mà chỉ là bên bán nộp tiền sử dụng đất nếu thuộc những trường hợp nêu trên.

Mua lại nhà ở xã hội có phải nộp tiền sử dụng đất không?

Mua lại nhà ở xã hội có phải nộp tiền sử dụng đất không? (Hình từ Internet)

Dự án xây dựng nhà ở xã hội có được miễn tiền sử dụng đất không?

Căn cứ theo Điều 85 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

Điều 85. Ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua, cho thuê
1. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn đầu tư công thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được hưởng ưu đãi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn tài chính công đoàn thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được hưởng ưu đãi quy định tại các điểm a, b, e, g và h khoản 2 Điều này.
2. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không bằng vốn quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng các ưu đãi sau đây:
a) Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất của dự án; chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn và không phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
...

Theo quy định hiện hành, dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất đối với toàn bộ dự án, chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn tiền sử dụng đất

Tuy nhiên, trường hợp trong phạm vi dự án nhà ở xã hội đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật có phần diện tích dành để xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại (tối đa 20%) thì phần diện tích này phải nộp tiền sử dụng đất (điểm d khoản 2 Điều 85 Luật Nhà ở 2023)

Lúc này, chủ đầu tư phải làm thủ tục đề nghị miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội khi trong dự án xây dựng nhà ở xã hội này có phần diện tích xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại.

Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Luật Nhà ở 2023 quy định chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội được thực hiện dựa theo những nguyên tắc sau:

- Việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

+ Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở;

+ Có sự kết hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, dòng họ và đối tượng được hỗ trợ trong việc thực hiện chính sách;

+ Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cộng đồng dân cư và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định Luật Nhà ở 2023;

+ Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì được hưởng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất; trường hợp các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện thì thực hiện hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên trước đối với: người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội, nữ giới;

+ Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ áp dụng một chính sách hỗ trợ cho cả hộ gia đình.

saved-content
unsaved-content
25