Mẫu giấy mời họp phụ huynh cuối học kì 1? Tải mẫu giấy mời họp phụ huynh cuối kì 1 năm học 2024 2025?
Nội dung chính
Mẫu giấy mời họp phụ huynh cuối học kì 1? Tải mẫu giấy mời họp phụ huynh cuối kì 1 năm học 2024 2025?
Giấy mời họp phụ huynh cuối học kỳ 1 đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh. Đây là dịp để:
- Thông báo kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong suốt học kỳ.
- Tạo điều kiện để giáo viên và phụ huynh trao đổi thông tin, đánh giá về quá trình học tập, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh của học sinh
- Nhà trường tiếp nhận ý kiến, góp ý từ phụ huynh nhằm điều chỉnh phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục
- Thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và gia đình, cùng xây dựng môi trường học tập lý tưởng cho học sinh.
- Thống nhất quan điểm giữa phụ huynh và giáo viên trong việc giáo dục và định hướng phát triển cho các em.
Dưới đây là mẫu giấy mời họp phụ huynh học sinh cuối học kỳ 1 dành cho các cấp 1, 2, 3 năm học 2024 2025 mà bạn có thể tham khảo:
Mẫu giấy mời họp phụ huynh cuối học kì 1 - Tải về Mẫu số 1 tại đây
Mẫu giấy mời họp phụ huynh cuối học kì 1 - Tải về Mẫu số 2 tại đây
Mẫu giấy mời họp phụ huynh cuối học kì 1 - Tải về Mẫu số 3 tại đây
Mẫu giấy mời họp phụ huynh cuối học kì 1? Tải mẫu giấy mời họp phụ huynh cuối kì 1 năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)
Chương trình giáo dục pháp luật cần đạt mục tiêu gì?
Căn cứ theo quy định tại Chương I Phần thứ 2 Mục lục ban hành kèm theo Thông tư 18/2024/TT-BGDĐT về mục tiêu chương trình giáo dục pháp luật như sau:
MỤC TIÊU
Chương trình Giáo dục pháp luật là một lĩnh vực giáo dục của Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học nhằm góp phần tiếp tục phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân thông qua các chủ đề về pháp luật; hình thành ý thức trách nhiệm và hành vi của người công dân trong việc tuân thủ pháp luật; có khả năng tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
1. Năng lực
- Nêu được tầm quan trọng của giáo dục pháp luật đối với cuộc sống con người và sự phát triển bền vững của cộng đồng, đất nước; trách nhiệm công dân bảo vệ, xây dựng, hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Biết được các quy định cơ bản, cần thiết của pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống của nhân dân khi tham gia các mối quan hệ của cá nhân trong đời sống xã hội và cộng đồng.
- Vận dụng được các kiến thức pháp luật để thực hiện, bảo vệ quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các tình huống pháp luật của thực tiễn cuộc sống.
2. Phẩm chất
- Có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; tự giác thực hiện pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân, tổ chức; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Có thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm phù hợp với quy định pháp luật; phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Có ý thức và trách nhiệm trong việc chủ động tìm hiểu pháp luật; có trách nhiệm truyền thông, vận động mọi người trong gia đình và người dân trong cộng đồng nghiêm túc chấp hành và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Theo đó, chương trình Giáo dục pháp luật giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực công dân thông qua các chủ đề pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ pháp luật và thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thông qua đá[ ứng đầy đủ các mục tiêu về năng lực và phẩm chất.