Mẫu đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hiện nay là mẫu nào?

Mẫu đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hiện nay là mẫu nào?

Nội dung chính

    Mẫu đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hiện nay là mẫu nào?

    Mẫu đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới nhất hiện nay được lập theo Mẫu số 04/ĐK Phụ lục số 06 ban hành kèm Thông tư 10/2024/TT-BTNMT:

    Tải về mẫu Mẫu đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được áp dụng từ năm 2024 tại đây.

    Mẫu đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hiện nay là mẫu nào? Mẫu đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)

    Các thông tin liên quan Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được quy định như nào?

    Căn cứ theo Điều 29 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:

    - Giấy chứng nhận này gồm 1 tờ, 2 trang, in nền hoa văn trống đồng, màu hồng cánh sen, kích thước 210 mm x 297 mm. Trên giấy có Quốc huy, Quốc hiệu, tiêu đề “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất”, số seri (gồm 2 chữ cái và 8 chữ số), mã QR để tra cứu thông tin chi tiết, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và lưu ý cho người được cấp Giấy chứng nhận.

    - Nội dung trên Giấy chứng nhận bao gồm:

    + Trang 1: Có Quốc huy, Quốc hiệu, tiêu đề “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” in màu đỏ, mã QR, mã Giấy chứng nhận, thông tin về người sử dụng đất, thông tin thửa đất, thông tin tài sản gắn liền với đất, địa danh, ngày tháng năm ký và cơ quan cấp Giấy chứng nhận, số seri, cùng dòng chữ “Thông tin chi tiết được thể hiện tại mã QR”.

    + Trang 2: Ghi sơ đồ thửa đất và tài sản gắn liền, ghi chú, thông tin về những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận, và lưu ý cho người được cấp Giấy chứng nhận.

    + Nội dung và hình thức của Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04/ĐK-GCN trong Phụ lục số 01 của Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.

    Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu là cơ quan nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai 2024 về cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là các cơ quan:

    Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
    1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu đối với các trường hợp đăng ký lần đầu mà có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 Điều 219 của Luật này được quy định như sau:
    a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại các khoản 1, 2, 5, 6 và 7 Điều 4 của Luật này.
    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan có chức năng quản lý đất đai cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp quy định tại khoản này;
    b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Luật này.

    Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho tất cả những người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo các quy định tại Điều 4 Luật Đất đai 2024. UBND cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp cấp Giấy chứng nhận.

    Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và cộng đồng dân cư.

    Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm như thế nào trong việc in ấn, phát hành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về những trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc in ấn, phát hành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:

    In ấn, phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
    2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
    a) Chỉ đạo việc lập và tổng hợp kế hoạch sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của địa phương gửi về cơ quan có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận trước ngày 31 tháng 10 hằng năm;
    b) Kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ở địa phương;
    c) Hằng năm tổ chức tiêu hủy phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận đã in hoặc viết bị hư hỏng theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
    d) Thông báo số phát hành phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất bị mất sau khi nhận được báo cáo của Văn phòng đăng ký đất đai tới cơ quan có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đăng trên cổng thông tin điện tử tại địa phương;
    đ) Báo cáo định kỳ tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của địa phương về cơ quan có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận trước ngày 25 tháng 12 hằng năm.

    Như vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập và tổng hợp kế hoạch sử dụng phôi Giấy chứng nhận của địa phương, gửi về cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng trước ngày 31 tháng 10 hàng năm. Sở cũng phải kiểm tra và hướng dẫn quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận tại địa phương, tổ chức tiêu hủy phôi hỏng theo quy định, và thông báo số phát hành phôi bị mất.

    Ngoài ra, Sở cần báo cáo định kỳ tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận cho cơ quan tham mưu trước ngày 25 tháng 12 hàng năm.

    17