Mẫu biên bản đối chiếu tài liệu đối với tất cả các gói thầu 2025
Nội dung chính
Mẫu biên bản đối chiếu tài liệu đối với tất cả các gói thầu 2025
Căn cứ tại điểm h khoản 15 Điều 4 Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT quy định như sau:
Điều 4. Áp dụng các Mẫu hồ sơ và Phụ lục
[....]
15. Phụ lục:
a) Phụ lục 1A. Mẫu báo cáo lập E-HSMT, hồ sơ mời thầu của tổ chuyên gia;
b) Phụ lục 1B. Mẫu Tờ trình đề nghị phê duyệt E-HSMT, hồ sơ mời thầu của bên mời thầu;
c) Phụ lục 1C. Mẫu Quyết định phê duyệt E-HSMT, hồ sơ mời thầu (webform trên Hệ thống);
d) Phụ lục 2A. Mẫu tờ trình đề nghị phê duyệt danh sách ngắn đối với gói thầu đấu thầu qua mạng có áp dụng sơ tuyển, mời quan tâm;
đ) Phụ lục 2B. Mẫu Quyết định phê duyệt danh sách ngắn đối với gói thầu đấu thầu qua mạng có áp dụng sơ tuyển, mời quan tâm;
e) Phụ lục 3A: Mẫu Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả đánh giá E-HSĐXKT đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ;
g) Phụ lục 3B: Mẫu Quyết định phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ;
h) Phụ lục 4A: Mẫu biên bản đối chiếu tài liệu (đối với tất cả các gói thầu);
[....]
Theo đó quy định trên, Phụ lục 4A ban hành kèm theo Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT quy định mẫu biên bản đối chiếu tài liệu đối với tất cả các gói thầu 2025 như sau:
Lưu ý:
(1) Bên mời thầu, tổ chuyên gia phải lưu trữ tài liệu của nhà thầu để phục vụ công tác thẩm định, thanh tra, kiểm tra…
(2) Đại diện nhà thầu được mời đến đối chiếu tài liệu phải có giấy giới thiệu của nhà thầu hoặc giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu.
Tải về: Mẫu biên bản đối chiếu tài liệu đối với tất cả các gói thầu 2025
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu nào?
Căn cứ tại Điều 24 Luật Đấu thầu 2023, quy định về chào hàng cạnh tranh như sau:
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
- Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
- Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;
- Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Đấu thầu 2023.
Mẫu biên bản đối chiếu tài liệu đối với tất cả các gói thầu 2025 (Hình từ Internet)
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu như thế nào?
Căn cứ Điều 43 Luật Đấu thầu 2023 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 4 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu như sau:
(1) Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế bao gồm các bước sau đây:
- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu áp dụng đấu thầu hạn chế quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2023, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất
- Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
- Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
(2) Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu bao gồm các bước sau đây:
- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của một hoặc các nhà thầu (nếu có);
- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Đối với trường hợp quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng quy trình rút gọn bao gồm các bước sau: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
(3) Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh bao gồm các bước sau đây:
- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
- Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
(4) Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp bao gồm các bước sau đây:
- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của nhà thầu;
- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
(5) Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện bao gồm các bước sau đây:
- Chuẩn bị phương án tự thực hiện, bao gồm dự thảo thỏa thuận giao việc;
- Hoàn thiện phương án tự thực hiện;
- Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Ký kết thỏa thuận giao việc; quản lý việc thực hiện gói thầu.
(6) Lựa chọn tư vấn cá nhân được áp dụng khi công việc của gói thầu chỉ yêu cầu một hoặc một số chuyên gia có kinh nghiệm, năng lực thực hiện mà không cần sự tham gia của tổ chức, không yêu cầu các điều kiện để thực hiện công việc như đối với nhà thầu là tổ chức.
Quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn cá nhân bao gồm các bước sau đây:
- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;
- Thương thảo hợp đồng;
- Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
(7) Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng bao gồm các bước sau đây:
- Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện gói thầu;
- Tổ chức lựa chọn;
- Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;
- Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.