09:38 - 21/12/2024

Lương cán bộ công chức đất đai năm 2025 có tăng? Mức lương cơ sở năm 2025 cán bộ công chức là bao nhiêu?

Lương cán bộ công chức đất đai năm 2025 có tăng? Mức lương cơ sở năm 2025 cán bộ công chức là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Lương cán bộ công chức đất đai năm 2025 có tăng? 

    Ngày 13 tháng 11 năm 2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 159/2024/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.

    Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15 quy định:

    Về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội
    1. Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.

    Khu vực công được hay còn được hiểu là khu vực nhà nước được quy định tại Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    4. Khu vực nhà nước bao gồm các cơ quan, tổ chức do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ các nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.
    5. Tài sản nhà nước là tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc do pháp luật quy định thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước và các tài sản khác do pháp luật quy định.

    Khu vực công (khu vực nhà nước) bao gồm các cơ quan, tổ chức do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ các nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội. Cán bộ công chức đất đai làm việc trong cơ quan do Nhà nước thành lập, thuộc khu vực công.

    Dựa trên các căn cứ pháp lý trên, lương cán bộ công chức đất đai năm 2025 chưa tăng.

    Lương cán bộ công chức đất đai năm 2025 có tăng? Mức lương cơ sở năm 2025 cán bộ công chức là bao nhiêu?Lương cán bộ công chức đất đai năm 2025 có tăng? Mức lương cơ sở năm 2025 cán bộ công chức là bao nhiêu? (Hình từ internet)

    Mức lương cơ sở năm 2025 cán bộ công chức là bao nhiêu?

    Khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định:

    Mức lương cơ sở
    1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
    a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
    b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
    c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
    2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
    ..

    Căn cứ Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Đối tượng áp dụng
    1. Người hưởng lương, phụ cấp áp dụng mức lương cơ sở quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
    a) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
    b) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);

    ...

    Như vậy, mức lương cơ sở năm 2025 cán bộ công chức là 2.340.000 đồng/tháng (Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).

    Mục tiêu tổng quát của cải cách chính sách tiền lương cán bộ công chức viên chức

    Nghị quyết 27-NQ/TW quy định mục tiêu tổng quát của cải cách chính sách tiền lương cán bộ công chức viên chức như sau:

    - Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ;

    - Tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí;

    - Bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

    15