Thứ 3, Ngày 05/11/2024

Lựa chọn nhà thầu không đủ năng thực xây dựng công trình bị phạt hành chính như thế nào?

Chủ đầu tư chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng vì là người quen thì có sai quy định không? Nếu có thì phạt hành chính như thế nào?

Nội dung chính

    Chủ đầu tư chọn nhà thầu không đủ năng lực xây dựng vì là người quen thì có sai quy định không?

    Căn cứ khoản 7 Điều 12 Luật Xây dựng 2014 quy định:

    Các hành vi bị nghiêm cấm
    ...
    6. Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
    7. Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
    8. Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.
    9. Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.
    ...

    Như vậy, việc chủ đầu tư chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng vì là người quen là hành vi sai quy định.

    Lựa chọn nhà thầu không đủ năng thực xây dựng công trình bị phạt hành chính như thế nào?Lựa chọn nhà thầu không đủ năng thực xây dựng công trình bị phạt hành chính như thế nào? (Ảnh từ Internet)

    Lựa chọn nhà thầu không đủ năng thực xây dựng công trình bị phạt hành chính như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định:

    Vi phạm quy định về lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng
    1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi lựa chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực khi tham gia một trong các hoạt động sau:
    a) Khảo sát xây dựng;
    b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
    c) Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
    d) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
    đ) Thiết kế kiến trúc, thẩm tra thiết kế kiến trúc;
    e) Thi công xây dựng công trình;
    g) Giám sát thi công xây dựng công trình;
    h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
    i) Kiểm định xây dựng;
    k) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng,
    3. Hình thức xử phạt bổ sung:
    Đình chỉ hoạt động xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với dự án, công trình, hạng mục công trình có hành vi quy định tại điểm c, điểm e khoản 1 Điều này.
    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực với hành vi quy định tại điểm a, điểm c, điểm g, điểm h, điểm i và điểm k khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng và điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng;
    b) Buộc nhà thầu nước ngoài xin giấy phép hoạt động xây dựng theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
    c) Buộc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu nước ngoài khắc phục, thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng liên danh với nhà thầu chính Việt Nam, sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam theo đúng quy định trong trường hợp dự án chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
    d) Buộc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu tái xuất máy móc, thiết bị thi công xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
    đ) Buộc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu liên quan và cơ quan chuyên môn về xây dựng với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.

    Như vậy, hành vi lựa chọn nhà thầu không đủ năng thực xây dựng công trình sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung như sau:

    - Hình thức xử phạt bổ sung:

    Đình chỉ hoạt động xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với dự án, công trình, hạng mục công trình có hành vi quy định tại điểm c, điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 16/2022/NĐ-CP

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    + Buộc lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực với hành vi quy định tại điểm a, điểm c, điểm g, điểm h, điểm i và điểm k khoản 1 Điều 7 Nghị định 16/2022/NĐ-CP đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng và điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 16/2022/NĐ-CP đối với công trình chưa khởi công xây dựng;

    + Buộc nhà thầu nước ngoài xin giấy phép hoạt động xây dựng theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 16/2022/NĐ-CP

    + Buộc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu nước ngoài khắc phục, thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng liên danh với nhà thầu chính Việt Nam, sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam theo đúng quy định trong trường hợp dự án chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 16/2022/NĐ-CP

    + Buộc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu tái xuất máy móc, thiết bị thi công xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 16/2022/NĐ-CP

    + Buộc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu liên quan và cơ quan chuyên môn về xây dựng với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 16/2022/NĐ-CP

    Lưu ý, theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì:

    - Mức phạt tiền tối đa cho hành vi này là 1.000.000.000 đồng

    - Mức phạt tiền quy định trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

    Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 6 Luật Xây dựng 2014 thì áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định như sau:

    - Hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

    - Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, trừ các tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

    - Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình phải được người quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận khi quyết định đầu tư.

    - Việc áp dụng tiêu chuẩn phải bảo đảm các yêu cầu sau:

    + Phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan;

    + Bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng.

    - Việc áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong hoạt động đầu tư xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan.

    - Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

    8