Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng có sai quy định không?

Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng có sai quy định không? Có bị phạt tù không?

Nội dung chính

    Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng có sai quy định không?

    Căn cứ khoản 7 Điều 12 Luật Xây dựng 2014 quy định:

    Các hành vi bị nghiêm cấm
    ...
    5. Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước trái với quy định của Luật này.
    6. Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
    7. Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
    8. Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.
    ...

    Như vậy, việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng là hành vi bị cấm.

    Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng có sai quy định không?Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng có sai quy định không? (Ảnh từ Internet)

    Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để hoạt động xây dựng có bị phạt tù không?

    Căn cứ Điều 224 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

    Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại
    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
    a) Quyết định đầu tư xây dựng không đúng quy định của Luật xây dựng;
    b) Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh dự toán, nghiệm thu công trình sử dụng vốn của Nhà nước trái với quy định của Luật xây dựng;
    c) Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng;
    d) Dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
    a) Vì vụ lợi;
    b) Có tổ chức;
    c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
    d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
    3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Theo đó, hành vi chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực xây dựng để thực hiện hoạt động xây dựng gây thiệt hại thuộc trường hợp trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật, có thể chịu án phạt tù đến 20 năm.

    Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì?

    Căn cứ Điều 4 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm a Khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là:

    (1) Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    (2) Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.

    (3) Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.

    (4) Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.

    (5) Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

    (6) Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định của Luật này.

    (7) Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.

    (8) Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.

    (9) Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.

    25