Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động cơ sở có nguy cơ cao tai nạn, bệnh nghề nghiệp thế nào?
Nội dung chính
Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động cơ sở có nguy cơ cao tai nạn, bệnh nghề nghiệp thế nào?
Việc lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được pháp luật quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, như sau:
1. Xác định Mục đích, đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện cho việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Lựa chọn phương pháp nhận diện, phân tích nguy cơ và tác hại các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
3. Phân công trách nhiệm cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất (nếu có) và cá nhân trong cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Dự kiến kinh phí thực hiện.
Như vậy, để lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải xác định được các vấn đề liên quan đến việc đánh giá nguy cơ rủi ro, lựa chọn được các phương pháp cách thức thực hiện phù hợp, nội dung và trách nhiệm của từng bộ phận và dự kiến các chi phí phát sinh đi kèm nếu có.
Trên đây là nội dung quy định về việc lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH.